Từ 1/7/2024, tăng mức lương lên 30% cho đối tượng nào?
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Như vậy, dự kiến từ 1/7/2024 sẽ tăng mức lương bình quân chung cho cán bộ, công chức, viên chức lên khoảng 30%.
Đối tượng công chức viên chức nào không tăng lương lên 30% từ 1/7/2024?
Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Về lương đối với cán bộ, công chức viên chức tại các đơn vị đặc thù, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì tới đây, chúng ta sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.
Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc 36 cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.
Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.
Như vậy, 134.284 cán bộ, công chức thuộc 36 cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù có thể sẽ không được tăng lương lên 30% khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Bộ Nội vụ sẽ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng. Tức là tiền lương mới (kể cả bảo lưu) của những đối tượng này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết 27, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.
Sẽ bị bãi bỏ những khoản phụ cấp nào từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương?
Theo quy định tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định bãi bỏ các loại phụ cấp sau từ 1/7/2024:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Tác giả: Mộc
-
Năm 2024: 4 trường hợp này không được sang tên Sổ Đỏ, mua bán cho tặng, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài thích bay nhảy, thu về túi hơn 500 triệu/năm
-
Tin vui: Từ 1/1/2025, người dân bị thu hồi đất có thêm 2 khoản hỗ trợ
-
5 trường hợp nhà ở bắt buộc phải tháo dỡ trong năm 2024: Người dân nên biết sớm
-
Kể từ 3/2024: Có 6 trường hợp đi khám trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%