Thẻ BHYT đủ 5 năm liên tục là gì?
Thẻ bảo hiểm y tế BHYT đủ 5 năm liên tục có nghĩa là người tham gia đã 5 năm liên tiếp đóng bảo hiểm y tế. Thời gian ngắt quãng tối đa là 3 tháng. Thời gian được hưởng 5 năm liên tục được hiển thị trên mặt thẻ.
Các mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế hiện nay
Trong các loại thẻ BHYT hiện nay không phải đối tượng nào cũng được hưởng mức 100% khi khám chữa bệnh. Có thẻ BHYT mức 100%, có thẻ BHYT mức 95%, có thẻ BHYT mức 100%
Từ ngày 1/7/2025, Theo quy định tại khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định những người sau đây được hưởng BHYT 100%:
(1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm:
- Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân; học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
- Học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài;
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (bổ sung mới)
- Dân quân thường trực (bổ sung mới so với quy định trước đây)
- Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Thân nhân của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú tại xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định của pháp luật có liên quan; người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội;
- Người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (bổ sung mới so với trước đây);
(2) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định; (hiện nay quy định mức này đang là thấp hơn 15% mức lương cơ sở)
(3) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, bao gồm:
Trạm y tế; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; trạm y tế quân - dân y, phòng khám quân - dân y; trung tâm y tế cấp huyện có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là phòng khám; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu trong quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
(4) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại phòng khám đa khoa khu vực;
(5) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm của những lần đi khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 6 lần mức tham chiếu. (mức tham chiếu hiện nay đang là tháng lương cơ sở)
Như vậy người có thẻ BHYT đủ 5 năm liên tục mà bình thường mức hưởng trên thẻ là 80%, 95% thì khi có số tiền đồng chi trả lớn hơn 6 lần mức tham chiếu sẽ được hưởng 100%. Còn nếu thẻ BHYT đủ 5 năm liên tục mà mức tiền cùng chi trả cả năm nhỏ hơn 6 lần mức tham chiếu thì người bệnh vẫn chỉ được hưởng 80 hoặc 95%.
Từ 1/7/2025 quy định hưởng 100% khi số tiền cùng chi trả là bao nhiêu?
Hiện nay theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì mức cùng chi trả là 6 tháng lương cơ sở.
Trước ngày 1/7/2024chính phủ quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng, số tiền cùng chi trả của người bệnh làm căn cứ để hưởng 100% BHYT là 10.800.000 đồng. Nghĩa là nếu người có thẻ BHYT đủ 5 năm liên tục khi đi khám mà số tiền cùng chi trả trong năm từ 10.800.000 trở lên sẽ được hưởng 100%, không phải đóng chi phí nào
Sau ngày 1/7/2024 mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng thì số tiền cùng chi trả của người bệnh làm căn cứ để hưởng 100% BHYT là 14.040.000 đồng.
Năm 2025 trước khi luật sửa đổi luật bảo hiểm y tế thì mức tham chiếu vẫn là 6 tháng lương cơ sở và mức lương cơ sở vẫn là 2.340.000 đồng thì mức tiền cùng chi trả của những người có BHYT 5 năm liên tục là 14.040.000 trở lên sẽ được hưởng 100% bảo hiểm.
Luật quy định là mức cùng chi trả lớn hơn 6 lần mức tham chiếu. Hiện mức tham chiếu chưa biết ở thời điểm đó có thay đổi gì không nên chúng ta vẫn cần chờ đợi để có thông tin chính xác hơn.
Tác giả: An Nhiên
-
7 trường hợp sổ đỏ bị hủy, không có giá trị sử dụng: Người dân cần nắm rõ
-
Kể từ 1/2025: Thay đổi hạn mức rút tiền trên ATM, làm ngay 1 việc để chuyển tiền không bị gián đoạn
-
Từ 1/1/2025 người dân bắt buộc phải kiểm định khí thải xe máy chưa? Kiểm định ở đâu làm thế nào? Cập nhật ngay
-
Trúng đậm nhờ cây trái ‘khủng’: Lãi gấp 5 lần ngô, sắn, nông dân Thanh Hóa phất lên
-
Từ 1/7: Người dân tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng 1 quyền lợi đặc biệt, không biết quá phí