Mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ thay đổi thế nào từ 1/7/2025?
Khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định mức đóng đối với nhóm tự đóng bảo hiểm y tế, bao gồm thành viên hộ gia đình thì mức tối đa bằng 6% mức tham chiếu.
Cụ thể, đối với thành viên hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình trong năm tài chính thì được giảm trừ mức đóng như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức tham chiếu;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức tham chiếu đóng BHYT là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng của một số trường hợp tham gia bảo hiểm y tế, và mức tham chiếu là do Chính phủ quyết định.
Có nghĩa, thay vì căn cứ vào mức lương cơ sở để tính đóng bảo hiểm y tế như hiện nay thì từ 1/7/2025, Chính phủ sẽ căn cứ vào mức tham chiếu.
Về mức tham chiếu áp dụng khi Luật có hiệu lực, tại khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 quy định chuyển tiếp:
Mức tham chiếu quy định tại Luật Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 áp dụng theo mức lương cơ sở. Trường hợp chính sách tiền lương có thay đổi, Chính phủ quyết định mức tham chiếu cụ thể.
Theo Nghị quyết 159/2024/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, mức lương cơ sở vẫn ở mức 2,34 triệu đồng/tháng. Do vậy, mức tham chiếu áp dụng từ khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 cũng ở mức 2,34 triệu đồng.
Còn theo quy định hiện hành tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng căn cứ theo mức lương cơ sở (2,34 triệu đồng/tháng). Theo đó:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt có mức đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Do đó, mức đóng BHYT tối đa theo hộ gia đình từ 1/7/2025 thay đổi như sau:
Như vậy, từ 1/7/2025, thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình (mức tham chiếu tay cho mức lương cơ sở) và tăng mức đóng tối đa của từng thành viên trong hộ gia đình.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những ai?
Theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:
(1) Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gồm:
(1.1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
(1.2) Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
(1.3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
(1.4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
(1.5) Nhóm do người sử dụng lao động đóng
(2) Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng (1.1), (1.2), (1.3), (1.4), (1.5) và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại (1).
(3) Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng (1.1), (1.2), (1.3), (1.4), (1.5) nêu trên mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 01/7/2025
Khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2008, nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên;
- Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật;
- Nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật;
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã được xác định không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ;
- Người được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2001;
- Nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2011.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP và khoản 2 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023, Luật mới đã bổ sung thêm 04 trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bao gồm:
(1) Nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản;
(2) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật;
(3) Người được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
(4) Nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2011.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Năm 2025: Chỉ duy nhất người sinh năm này đi đổi Căn Cước, được cấp loại vô thời hạn
-
3 trường hợp bắt buộc phải đi cấp đổi lại BHYT trước ngày 1/7/2025: Cố tình giữ lại chỉ thiệt thòi
-
10 hành vi vi phạm giao thông đối với xe máy bị phạt tới 10 triệu đồng, số 5 nhiều người mắc
-
Ngành học 'hái ra tiền': Lương 30 triệu/tháng, ra trường là có việc, ít ai biết
-
Trước 1/7/2025: Đóng BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh, đúng không?