Mặc dù việc đi xe máy ra đường là việc phổ biến với nhiều người mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ, khi điều khiển xe máy ra ngoài thì cần mang những giấy tờ gì để không bị CSGT xử phạt.
Luật Giao thông Đường bộ (Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; đường bộ) có quy định, người điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác); Giấy Đăng ký xe; Giấy phép Lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Áp dụng đối với xe ô tô, xe chuyên dùng).
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự; khi tham gia giao thông mà không có đầy đủ giấy tờ theo quy định thì bị xử phạt. Cụ thể như sau:
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
Chứng minh nhân dân hay còn được viết tắt là CMND hoặc căn cước công dân; là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có xác nhận của cơ quan nhà nước; có thẩm quyền về đặc điểm và lai lịch của người được cấp. Loại giấy này có giá trị sử dụng; trên toàn lãnh thổ Việt nam trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp.
Giấy đăng ký xe máy
Giấy đăng ký xe máy hay còn gọi là cà vẹt (cavet) là một loại giấy tờ xe; bắt nguồn từ chữ Card vert trong tiếng Pháp. Đây chính là giấy đăng ký xe mô tô; xe máy nhằm mục đích xác nhận quyền sở hữu của chủ xe.
Giấy đăng ký xe máy hợp lệ phải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và nó là thẻ màu xanh (như hình trên). Còn các giấy đăng ký xe máy là bản photo công chứng; sẽ không được công nhận và hoàn toàn trái pháp luật. Bởi bản photo công chứng không hề có giá trị khi chủ phương tiện tham gia lưu thông.
Và theo như bộ luật của cơ quan nhà nước Việt Nam thì khi lưu thông xe trên; đường cần phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy phép lái xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận về khí thải,… Tất cả các giấy tờ trên phải đúng kích thước và chất liệu mà nhà nước yêu cầu.
Giấy phép lái xe máy
Giấy phép xe máy hay còn được gọi là bằng lái xe. Đây là loại giấy chứng minh bạn đã tham gia kỳ thi sát hạch và đủ điều kiện; cũng như được phép điều khiển xe máy theo luật Giao Thông đường bộ.
Hiện nay có 2 loại giấy phép lái xe phổ biến đó là: A1 và A2. Đối với giấy phép lái xe hạng A1 thì bạn được phép điều khiển; các phương tiện có dung tích xi lanh từ trên 50cm3 đến dưới 175cm3. Người có giấy phép lái xe hạng A2 thì sẽ được điều khiển; các loại xe máy có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy
Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn được gọi với cái tên là bảo hiểm xe máy. Đây là một loại bảo hiểm do pháp luật quy định; về điều kiện bảo hiểm, mức phí và số tiền bảo hiểm tối thiểu; mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm này ra đời nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Đây là một loại giấy rất quan trọng, vì vậy bạn nên mang theo nếu không muốn bị phạt.
Ngoài ra, người tham gia giao thông cũng cần chú ý mức xử phạt khi không mang giấy tờ cần thiết khi đi xe máy. Cụ thể:
Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
Khi bạn không xuất trình được chứng minh thư nhân dân; khi được yêu cầu của người có thẩm quyền thì bạn sẽ bị chịu mức hình phạt từ 100.000 đồng; tới 200.000 đồng.
Giấy đăng ký xe máy
Đối với trường hợp bạn không mang theo giấy đăng ký xe; khi tham gia giao thông, bạn sẽ bị xử phạt với trường hợp này với mức phạt từ 80.000 đến 120.000 đồng.
Tuy nhiên khi được người có thẩm quyền; yêu cầu cung cấp giấy đăng ký xe máy; mà bạn lại cung cấp giấy đăng ký xe máy bản photo có công chứng. Trường hợp này bạn sẽ bị phạt khá nặng với mức phạt từ 300.000 tới 400.000 đồng. Nặng hơn, bạn còn có thể bị trục bằng lái xe từ 1 tới 3 tháng.
Giấy phép lái xe máy
Trong trường hợp bạn điều khiển phương tiện từ 50cc tới dưới 175cc; thì sẽ phải cung cấp giấy phép lái xe hạng A1. Nếu bạn không thể cung cấp được thì sẽ bị xử phạt với mức từ 800.000 đồng tới 1.200.000 đồng. Đối với hạng A2 thì mức xử phạt từ 4 triệu đồng tới 6 triệu đồng.
Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe: Khi quên bảo hiểm xe máy thì mức phạt của bạn chỉ từ 80.000 đồng cho tới 150.000 đồng.
Có được sử dụng VNeID thay thế giấy tờ xe khi CSGT dừng xe kiểm tra?
Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc tiến hành kiểm soát như sau:
Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện các bước:
- Đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện.
- Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã). Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ Cảnh sát giao thông phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.
- Thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này để kiểm soát
-Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó;
-Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cung cấp thông tin của các giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử thì kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử. Quá trình kiểm soát, nếu phát hiện tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả hoặc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu giấy tờ hoặc các trường hợp vi phạm cần phải xác minh về giấy tờ thì đề nghị xuất trình các giấy tờ đó để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật;
Như vậy, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.
Điều này đồng nghĩa với việc có thể sử dụng VNeID thay thế giấy tờ xe khi CSGT dừng xe kiểm tra nếu các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ.
Kết thúc quý trình kiểm soát, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.
Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đất nông nghiệp không có người thừa kế có bị thu hồi không? Người dân cần biết kẻo mất trắng
-
Đã có biển số định danh, người dân đi đăng ký xe có mất thêm tiền không?
-
Cán bộ, công chức, người lao động được nghỉ Tết Dương lịch 2024 mấy ngày?
-
Kể từ nay, 5 trường hợp dù là con ruột cũng không được quyền thừa kế nhà đất, ai cũng nên biết sớm
-
4 khoản tiền người nhận thừa kế nhà đất có thể phải nộp