Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Nghị định đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, đặc biệt là mạng xã hội. Quy định này vừa tạo ra sự ràng buộc đối với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới mà còn áp dụng với cả người dùng tại Việt Nam, yêu cầu người dùng phải tuân thủ.
Theo đó, từ ngày 25/12/2024, các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới phải xác thực tài khoản người dùng bằng số điện thoại di động Việt Nam. Nếu người dùng không có số điện thoại di động, có thể sử dụng số định danh cá nhân để xác thực. Điểm đ Khoản 3 Điều 23 nêu rõ, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội. Các thông tin được lưu trữ bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân).
Ngoài ra, người dùng có quyền quyết định chia sẻ thông tin cá nhân của mình vào các mục đích như quảng bá, truyền thông. Thông tin này được đảm bảo sẽ bị xóa sau khi hết thời gian lưu trữ theo luật.
Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định người dùng mạng xã hội tại Việt Nam phải xác thực tài khoản qua số điện thoại di động hoặc số định xác cá nhân.
Các tài khoản cần sử dụng tính năng livestream cho mục đich thương mại bắt buộc phải xác thực bằng số định danh cá nhân.
Một thay đổi quan trọng khác liên quan đến mạng xã hội sẽ được áp dụng trong thời gian tới đó là quy định đối với tài khoản của trẻ dưới 16 tuổi. Theo đó, tài khoản mạng xã hội của trẻ dưới 16 tuổi phải được đăng ký bằng thông tin của cha mẹ hoặc người giám hộ. Đồng thời, người giám hộ của trẻ phải có trách nhiệm trong việc giám sát các nội dung mà trẻ truy cập, đăng tải và chia sẻ khi sử dụng mạng xã hội với mục đích đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an có quyền yêu cầu Facebook gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ (theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP).
Khóa tạm thời từ 7 đến 30 ngày với những tài khoản, trang, nhóm hoặc kênh có từ 5 lần vi phạm trong 30 ngày, hoặc 10 lần trong 90 ngày.
Khóa vĩnh viễn với những tài khoản khoản xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị khóa tạm thời 3 lần nhưng vẫn tái phạm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Khi nào người dân có thể làm căn cước hoàn toàn qua thủ tục online, không cần phải tới trực tiếp công an?
-
Kể từ 1/1/2025, cho 3 người này mượn xe máy có thể bị xử phạt tới 6 triệu đồng, ai cũng phải chú ý
-
Kể từ 1/2025, ra đường không có bảo hiểm xe máy cũng không lo bị phạt có đúng không?
-
Kể từ 1/1/2025: 3 trường hợp này đi làm Căn Cước không mất tiền lệ phí, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi
-
Từ 1/1/2025: Thay đổi hạn mức rút tiền, giao dịch trên thẻ tín dụng, người dân biết sớm kẻo thiệt thòi