Đặc điểm của cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan là một loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi cây này là cây phát tài, cây phất dụ thơm. Đây là một loại cây phong thủy thường thấy, được nhiều gia đình ưa chuộng.
Cây thiết mộc lan là loại cây gỗ thân cột. Khi bị cắt hoặc cưa ngang, cây sẽ đâm ra chồi mới và tạo nhánh nón ngay vị trí bị cắt.
Loại cây này có sức sống mạnh mẽ. Bạn chỉ cần cắm một cành nhỏ xuống đất là nó có thể phát triển thành cây lớn. Cây thiết mộc lan trong tự nhiên có thể đạt tới chiều cao 6m.
Cây thiết mộc lan có thể phát triển tốt ở nhiều môi trường khác nhau, ngay cả ở nơi thiếu sáng. Tuy nhiên, vẫn nên cho cây tắm nắng 1-2 lần/tuần để cây quang hợp, phát triển tốt.
Cây thiết mộc lan không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ khí CO2 và những chất độc hại khác như toluene, benzen, formaldehyde... mang lại không khí trong lành cho môi trường sống.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan
Theo quan niệm phong thủy, cây thiết mộc lan là loại cây mang đến may mắn cho gia đình, đem tài lộc, tiền của. Đặc biệt, cây thiết mộc lan ra hoa được coi là đại lộc, báo hiệu tiền tài sắp đến gần.
Tuổi nào hợp trồng cây thiết mộc lan?
Cây thiết mộc lan xanh tốt nên rất hợp với người mệnh Mộc. Ngoài ra, theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa nên người mệnh Hỏa có thể trồng loại cây này. Trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ giúp tăng thêm sinh khí, mang đến tài lộc cho gia đình.
Người mệnh Mộc thuộc các tuổi sau có thể trồng cây thiết mộc lan: Mậu Tuất (1958), Kỷ Hợi (1959), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003).
Người mệnh Hỏa thuộc các tuổi sau có thể trồng cây thiết mộc lan: Giáp Tuất (1994), Đinh Dậu (1957), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Mậu Ngọ (1978), Bính Thân (1956), Kỷ Mùi (1979).
Vị trí trồng cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan đại diện cho hành Mộc. Gia chủ có thể trồng cây này ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam của ngôi nhà để đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
Cách trồng cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có thể phát triển tốt dưới ánh sáng mặt trời. Nên đặt cây ở những vị trí nhiều nắng để lá và thân cây chắc khỏe. Để cây ở vị trí ít nắng lâu thì lá sẽ mỏng, cây kém sức sống.
Về đất trồng, nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nên bổ sung thêm phân hữu cơ, phân NPK để tăng dinh dưỡng cho cây trồng.
Cây thiết mộc lan cần nhiều nước nên phải tưới thường xuyên. Quan sát tình trạng cây và độ ẩm của đất để bổ sung nước cho phù hợp.
Cây thiết mộc lan ít sâu bệnh nên không quá khó chăm sóc.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Trồng cây hoa mào gà trước nhà có tốt không? Tại sao loài hoa này một thời phổ biến, giờ lại rất hiếm thấy?
-
Trồng cây nham đam trong nhà là tốt hay xấu? Cây nha đam có ý nghĩa gì trong phong thủy?
-
9 cây cảnh phong thủy cực hợp cho người mệnh Thủy
-
3 loại cây phong thủy trồng không cần đất: Đặt trong nhà nào nhà đó giàu lên trông thấy
-
6 loại cây phong thủy tốt cho người mệnh Thổ