Tác dụng của lá tía tô
Lá tía tô còn được gọi với nhiều cái tên như tử tô, tô diệp, tô ngạnh. Cây tía tô được trồng nhiều ở nước ta, hay được sử dụng trong nấu ăn thường ngày và được dùng làm dược liệu.
Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ôn, đi vào kinh phế và tỳ, tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hóa đờm, giải độc của cua cá, an thai. Lá tía tô hay được dùng trong các món ăn, các bài thuốc giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, trị cảm mạo, cải thiện tiêu hóa, chữa ho, giảm đau, giải độc, trị ngộ độc nôn mửa do ăn cua cá.
Nước lá tía tô có tác dụng thúc đẩy toàn hoàn và trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường quá trình bài tiết các chất cặn bã ra bên ngoài. Ngoài ra, nó cũng có khả năng cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bồi bổ cơ thể. Loại lá này chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, húc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón.
Lá tía tô chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu chất.
Tác dụng của gừng
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng gừng như một bài thuốc dân gian trị nhiều bệnh lý thông thường như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm khớp, đau dạ dày, đau bụng kinh, buồn nôn. Nó không chỉ có tác dụng kích thích vị giác mà còn tăng cường khả năng miễn dịch. Sử dụng gừng trong các món ăn thường ngày giúp ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe.
Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng chiết xuất từ gừng có tác dụng ức chế elastase, nguồn gốc từ nguyên bào sợi (nguyên nhân góp phần hình thành các nếp nhăn), ngăn ngừa sự mất đàn hồi của da do tiếp xúc với tia UVB.
Gừng còn chứa các hoạt chất chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể. Nó cũng có khả năng chống đông máu, tương tự như hành và tỏi.
Nước tía tô nấu với gừng có tác dụng gì?
Bạn có thể bỏ một ít gạo vào chảo rang vàng, rồi thêm gừng tươi thái sợi. Tiếp tục cho lá tía tô vào đảo đều cho tới khi các nguyên liệu khô lại, chuyển màu vàng. Thêm nước vào chảo và nấu 15 phút. Tắt bếp và lọc lấy phần nước. Uống nước này ở dạng ấm hoặc lạnh tùy sở thích. Nên uống vào buổi sáng sau ăn.
Nước tía tô nấu với gừng có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, chống lão hóa, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện chưa có các nghiên cứu cụ thể về động học của các loại nguyên liệu này cũng như tác động của nó đối với cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài.
Việc sử dụng tía tô và gừng như thế nào cũng phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tình hình bệnh lý nên của từng người.
Chưa có bằng chứng khoa học hay khuyến cáo cụ thể về việc có nên sử dụng nước tía tô và gừng hằng ngày hay không.
Người dùng có thể sử dụng loại đồ uống này thay cho các loại trà nhưng không nên dùng thay nước lọc, không dùng với số lượng lớn và trong thời gian dài. Có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn khi sử dụng các loại thuốc, bao gồm cả các loại thảo dược tự nhiên. Tránh tự ý sử dụng thuốc kéo dài vì sẽ gây ra tác dụng phục, có hại cho cơ thể.
Có thể sử dụng tía tô kết hợp với hành, gừng và cháo hoa để làm món ăn giải cảm. Ngoài ra, nước lá tía tô, gừng và vỏ quýt giúp trị cảm lạnh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Ngạc nhiên với 4 loại quả giàu vitamin C hơn cả cam, chanh: Giá bình dân, bổ sung sức khoẻ, đẹp da
-
Loại cây là “nữ hoàng thảo mộc”, dùng pha trà uống vừa ngon vừa bổ
-
5 thứ bẩn nhất trong nhà chứa ổ vi khuẩn gây bệnh mà hàng ngày ai cũng chạm phải
-
Một loại rau giàu canxi 7 lần canh hầm xương, giàu vitamin C gấp 5 lần cam quýt: Đi chợ đừng tiếc tiền mua
-
Để khoai tây ở vị trí này đảm bảo sẽ tươi trong nhiều tháng, không mọc mầm