PGS. TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất có hiệu quả phòng bệnh tương tự như Quinvaxem, đó là phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Bib, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tại Việt Nam, vắc xin đã được sử dụng tại thực địa 4 huyện của tỉnh Hà Nam từ tháng 9/2016 đến 1/2017. Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%. Sốt với tỷ lệ 34-39%. Không nghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.
Vắc xin ComBe Five có dạng trình bày tương tự như vắc xin Quinvaxem: được đóng 1 liều/lọ, có gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát việc tiếp xúc với nhiệt độ của từng lọ vắc xin trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi sử dụng.
Hiện, vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho tới khi được thay thế bằng vắc xin mới để đảm bảo trẻ em được tiêm chủng đầy đủ. Trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem thì sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin ComBE Five liều tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu.
Dự kiến việc chuyển đổi vắc xin Combe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, 7/2018.
Tác giả: Phung Thu Thuy
-
Cách chăm sóc cho người bị bệnh co thắt thực quản
-
Những cách dễ thụ thai mẹ bầu cần biết
-
Cân giảm vù vù, eo phẳng lỳ như Ngọc Trinh nhờ uống nước lọc theo 'thời khóa biểu' này mỗi ngày
-
Cách làm caramen thơm ngon hấp dẫn như ngoài hàng
-
Choáng về sự ra đời cực hiếm của cặp song sinh nổi như cồn trên mạng xã hội