Văn hóa gõ cửa và những câu chuyện "dở khóc dở cười"

( PHUNUTODAY ) - Cuộc sống này, có những thứ vô cùng nhỏ bé, đơn giản nhưng chúng ta vẫn phải dành thời gian để học. Vậy nên học cả đời cũng có hết được đâu?

Căn phòng chung cư lờ mờ tối bỗng khiến Trúc thấy sống lưng lành lạnh

“Xoạch! Xoạch!”. Trời tờ mờ tối, Trúc loay hoay mở khoá cửa. Giờ này chắc mấy cô bạn cùng phòng của Trúc chưa về tới nơi. Màn đêm tĩnh lặng đột nhiên khiến Trúc lạnh cả gáy. Từ nhỏ cô đã rất sợ ở nhà một mình.

Còn nhớ hồi nhỏ, trời tối mịt nhưng bố mẹ và anh trai đi làm đồng vẫn chưa về, có mỗi Trúc và chú chó nhỏ ở nhà. Giữa 5 gian nhà vắng lặng Trúc chẳng dám ở trong nhà, mà ôm chặt lấy cún con vào lòng, ngồi trên mỏm đá trước cổng ngõ, khóc ngào ngào. Nước mắt giàn giụa, miệng mếu máo: “Mẹ ơi! Mẹ về đi!”. Về đến nhà thấy con gái ngồi khóc thút thít, mẹ vừa thương lại vừa buồn cười, chạy lại hỏi Trúc: “Sao con lại khóc? To mắt sợ ma à!”. Còn anh trai thì được trận ôm bụng cười ngặt nghẽo.

Trúc đi qua cái phòng khách rộng thênh thang. Đột nhiên trong đầu cô hiện lên hình ảnh một bóng đen quét nhanh qua người, chạy vọt ra ngoài ban công và mất hút vào không trung. Trúc vẫn giàu trí tưởng tượng và hay thần hồn nát thần tính như vậy. Cô rón rén đi thật khẽ qua hai căn phòng đóng cửa im ỉm, để đi vào phòng mình.

Mọi người đi làm về thì nhà rôm rả lắm. Nhưng giờ chỉ có một mình Trúc vẫn thấy hơi lạnh người. Cô chạy vụt vào căn phòng của mình ở bên trong nhanh như một con sóc, lướt nhẹ như chú mèo đang rình chuột. Trúc định bụng chạy ngay tới sau cánh cửa bật đèn lên cho sáng. Chỉ cần có ánh sáng chẳng ma có nào dám bén mảng tới khiến cô phải sợ nữa.

Gõ cửa thể hiện văn hóa 

Lần nọ, đang lúc ngủ trưa, tôi nghe ba tiếng gõ cửa. Lắng nghe, lại ba tiếng gõ cửa. Tôi vùng dậy vì biết chắc rằng đấy là một vị khách đàng hoàng, đáng kính. Nhưng không, đó là một cháu bé, tay ôm bó hoa huệ, khẽ khàng nói với tôi... Chả là, cô học trò lớp 11C biết tôi thích hoa huệ nên lâu lâu đi học, em mang cho tôi bó hoa huệ lấy từ vườn nhà.

Hôm nay em ốm nên nhờ cô út mang đến. Tôi nhìn cháu bé, vừa ngạc nhiên vừa chan chứa niềm quý trọng. Hẳn cháu được nuôi dưỡng trong một gia đình có văn hóa nên mới biết được phép lịch sự tối thiểu khi vào nhà người khác. Đó là, nếu cửa đóng thì phải gõ cửa hoặc bấm chuông. Gõ ba tiếng. Đợi. Lại gõ ba tiếng. Đợi. Sau ba lần như thế mà cửa không mở thì đó là dấu hiệu chủ nhà đi vắng, hoặc vì lý do nào đó họ không sẵn sàng tiếp mình.Từ lần gặp ấy, tôi tìm cách làm quen với gia đình cháu bé.

Cho đến bây giờ, đã hơn 45 năm, tôi vẫn còn nhớ như in gia đình ấy - gia đình đã hào phóng coi tôi như một thành viên; vẫn còn nhớ như in khuôn mặt cháu bé lịch sự, dễ thương; trong lúc nhiều người khác cùng sống với tôi trong khu tập thể thì tôi vẫn không sao nhớ nổi.Mới hay, hoài niệm bao giờ cũng được lưu giữ rất lâu nếu được in dấu từ những con người lịch sự, tao nhã biểu hiện một nhân cách cao đẹp. 

Tác giả:

Tin nên đọc