Vì sao hoàng thất Trung Quốc cổ đại rất ít trường hợp sinh đôi?

( PHUNUTODAY ) - Hậu cung của các hoàng đế Trung Quốc rất đông đúc. Cũng không ít người sinh con cho hoàng đế. Vậy vì sao rất hiếm có ca sinh đôi?

Có câu cửa sinh là cửa tử cho thấy việc sinh con vốn cô cùng nguy hiểm. Ở thời cổ đại, trình độ y học không phát triển, không có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại nên việc sinh nở càng nguy hiểm hơn.

Thời đó chưa có đẻ mổ, không có thuốc giảm đau, thuốc tê nên phụ nữ sinh con chẳng khác nào bước vào quỷ môn quan. Các đại phu, thái y trong triều cũng chỉ có thể thuận theo ý trời. Sinh một vốn đã khó, sinh đôi là tăng độ khó và độ nguy hiểm lên gấp đôi, tỉ lệ sinh khó dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Công chúa Thạc Ôn Cách của Khang Hi cũng đã chết vì sinh khó trong quá trình sinh đôi.

Quan niệm tư tưởng quá mê tín

Quan niệm của người cổ đại và người hiện đại có sự khác biệt rất lớn. Các gia đình hiện đại ngày nay nếu sinh được một cặp song sinh thì đó là chuyện đại kỷ, gặp ai cũng sẽ báo tin vui như muốn cho cả thế giới biết mình sinh đôi. Có không ít người mong mình có thể sinh được một cặp song sinh.

Tuy nhiên, trong thời cổ đại phần lớn mọi người đều chú trọng đến phong thủy, chiêm tinh. Quan niệm mê tín của các quý tộc vương thất lại càng nặng nề hơn. Trong “Dịch kinh” có ghi chép: “Nhất chi dương, nhì vi âm”, người cổ đại cho rằng sinh đôi tràn ngập âm khí, giáng thế sẽ tương sung, đó là điều gở, sẽ gây tổn thất nặng nề tới quốc vận.

Vậy nên nếu như các phi tử sinh đôi, hoàng đế sẽ thực hiện các thủ đoạn vô cùng tàn khốc. Nhẹ thì mời thái y giám định, bóp chết đứa trẻ có cơ thể yếu ớt hơn trong cặp song sinh. Nặng thì cả hai sẽ bị giết hoặc cho ra ngoài hoàng cung.

Sự tranh giành hoàng vị vô cùng khốc liệt

Thường thì các vương triều phong kiến có chế độ truyền ngôi cho con trai đích tôn (con của chính thất – Hoàng hậu) hoặc con trai trưởng. Nếu chỉ sinh một người thì không có vấn đề gì lớn nhưng nếu sinh đôi thì sẽ phức tạp hơn nhiều.

Nếu xác định người sinh trước là con trai đích tôn, người sinh sau mất đi cơ hội nối ngôi thì sẽ gây mâu thuẫn giữa các hoàng tử và để lại mối họa trong việc kế thừa hoàng vị.

Bên cạnh đó, các cặp song sinh thường có ngoại hình giống nhau. Nếu một trong hai người muốn thay thế người kia thì sẽ khó mà phát hiện ra được. Điều này còn đáng sợ hơn cả cuộc “cửu tử đoạt đích” của triều Thanh. Vậy nên để tránh việc huynh đệ tương tàn, gây ra tranh đoạt hoàng thất khi xảy ra sinh đôi thường sẽ lựa chọn giữ lại một trong hai người.

Tác giả: Trần Thu Thủy