Cây khế từ lâu đã trở thành một hình ảnh gần gũi, thân quen trong tâm thức người Việt. Không chỉ là loại cây ăn quả dân dã, cây khế còn gắn bó với tuổi thơ qua những câu chuyện cổ tích huyền thoại như sự tích cây khế với câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, biểu trưng cho sự lương thiện, hiền hòa luôn được đền đáp xứng đáng.
Cây khế – biểu tượng phong thủy đầy ý nghĩa
Trong phong thủy, cây khế được đánh giá là loại cây mang lại tài lộc, phúc đức và sự sung túc cho gia chủ. Với đặc điểm sinh học ít rụng lá, ra hoa và kết trái quanh năm, cây khế tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no và hưng thịnh. Những chùm hoa tím nhạt cùng quả khế lúc lỉu trên cành không chỉ đẹp mắt mà còn đại diện cho vượng khí, sự sinh sôi nảy nở của tài lộc và con cháu.
Ngoài ra, cây khế còn được xem là “lá bùa may mắn” cho ngôi nhà. Trồng khế trong sân vườn hoặc trước cửa (ở vị trí phù hợp) được tin rằng sẽ thu hút vận khí tốt, xua tan tà khí, giúp gia đạo bình an, làm ăn phát đạt.
Với quan niệm ở hiền gặp lành được lưu truyền qua nhiều thế hệ thì cây khế - hình ảnh nhắc tới sự lương thiện hiền lành,.
ăn ở đức độ có hậu vận tốt lành càng được nhiều người yêu mến. Trồng cây khế như gửi gắm lời nhắc bản thân và lời dạy bảo con cháu đời sau.
Cây khế hợp với mệnh nào?
Theo ngũ hành, cây khế có thân màu nâu, lá xanh, quả khi chín có màu vàng – đỏ nhạt, do đó rất phù hợp với người thuộc mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Những người mang hai bản mệnh này trồng cây khế trong nhà không chỉ phù hợp về mặt tương sinh mà còn có thể gia tăng năng lượng tích cực, thu hút tài lộc và vận may. Hơn nữa, cây khế còn mang biểu tượng của sự thiện lương, chánh pháp, giúp tăng cường phúc khí và giảm đi những điềm xấu cho gia chủ.
Tùy theo sở thích, gia đình có thể chọn trồng khế chua hoặc khế ngọt. Cả hai loại đều có giá trị phong thủy tốt và dễ chăm sóc.
Trồng cây khế trong chậu hay trong đất đều có giá trị
Một trong những ưu điểm nổi bật của cây khế là dễ trồng, ít sâu bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ. Cây có thể trồng trực tiếp xuống đất trong sân vườn hoặc trong chậu cảnh để trang trí. Với những ai yêu thích bonsai hoặc muốn tiết kiệm không gian, trồng cây khế trong chậu nhỏ cũng là lựa chọn lý tưởng. Cây vẫn phát triển tốt nếu được chăm sóc đúng cách, vừa làm đẹp không gian sống, vừa đem lại nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn vị trí trồng cây khế. Nếu trồng trực tiếp xuống đất, nên đặt cây sau nhà hoặc cạnh sân để tránh cản lối đi hoặc chắn hướng tài lộc. Nếu trồng trong chậu, nên chọn chậu vừa phải, tránh để cây che khuất tầm nhìn, lối đi hoặc chắn khí lưu thông trong nhà.
Cây khế – cây thuốc quý trong dân gian
Cây khế trồng trong nhà còn mang lại rất nhiều công dụng thực tế. Cây khế còn là một trong những loài cây có giá trị y học dân gian cao. Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được nấu nước tắm cho trẻ em bị rôm sảy, mẩn ngứa. Quả khế giàu vitamin C, có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn, nước ép hỗ trợ tiêu hóa, giải khát, tốt cho người lớn và trẻ nhỏ.
Từ xa xưa kinh nghiệm ông bà truyền lại là dùng lá khế tắm cho trẻ và dùng trị mụn nhọt ngoài da. Cho tới ngày nay y học hiện đại phát triển nhưng nhiều người vẫn tin vào những vị thuốc dân gian lành tính. Bởi thế cây khế vẫn luôn xuất hiện trong đời sống Việt Nam.
Với những công dụng tuyệt vời cả về sức khỏe lẫn phong thủy, cây khế không chỉ là loài cây gợi nhớ ký ức tuổi thơ, mà còn là “báu vật sân vườn” mang lại điềm lành, tài lộc và sự bình an cho gia chủ.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: Dạ Ngân
-
Mẹo xào mướp không bị thâm đen, chảy nước: Muốn mướp xanh mướt, làm đúng bước này là thành công
-
Vo gạo trong ruột nồi cơm điện, tiện lợi nhưng gây ra tác hại lớn
-
Cách nhìn bát hương, xem tài vận trong nhà: Có 5 điểm này, làm mãi vẫn nghèo
-
Bia thừa cho thêm chút muối tạo ra vô vàn công dụng, gia đình nào cũng cần
-
8 dấu hiệu ngôi nhà có phong thủy tốt, sinh khí mạnh