Sáng được thăng quan tiến chức, tối về lâm bệnh qua đời
Sử xưa của Trung Hoa có hai câu chuyện thế này. Thời Đường, Hoàng đế Lý Thế Dân có một người bạn thân thiết tên là Vương Hiển. Sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, Vương Hiển bèn cầu kiến, xin một chức quan nhỏ. Vua Đường nghe xong, lòng không khỏi băn khoăn, liệu Vương Hiển có đủ sức làm quan hay không?
Thấy vua Đường do dự, Vương Hiển bèn bức ép: “Nếu bệ hạ ưng thuận, buổi sáng thần làm quan, tối đến chết đi cũng không có gì hối tiếc”. Lý Thế Dân vì nể bạn, bèn ưng thuận cho Vương Hiển một chức quan huyện. Nào ngờ, tối về hắn lên cơn đau tim, thập tử nhất sinh, cuối cùng không qua khỏi.
Lại một câu chuyện nữa về thời nhà Tùy. Tùy Văn Đế Dương Kiên tuy anh minh, nhưng lại chọn nhầm người kế vị. Vì không tỉnh táo, phân rõ đúng sai, tin lời xiểm nịnh, ông đã phế Dương Dũng – một người có tính cách thẳng thắn, và lập Dương Quảng – một người xảo trá lên làm thái tử. Dương Quảng nối ngôi, tàn sát anh em, hoang dâm vô độ, ăn chơi trắc tán, khiến cơ nghiệp nhà Tùy tiêu vong chỉ trong 10 năm ngắn ngủi.
Phúc phận dù lớn, nhưng phúc khí suy vong, cuối cùng chỉ tay trắng
Cố nhân dạy rằng: Nếu một người vốn ít đức, lại không hành thiện, mưu cầu vật chất, nghĩ chuyện tà tâm, dù phúc phận lớn đến đâu, được làm vua chúa đứng trên vạn người, cũng không có số hưởng. Thậm chí còn mang họa sát thân.
Phải đấu tranh, con người mới được hạnh phúc. Nhưng tại sao, nhiều người đấu mãi mà không được? Tranh hoài vẫn tay trắng? Con người vốn có 2 loại phúc: phúc phận và phúc khí. Phúc phận là do trời ban tặng. Còn phúc khí là do quá trình tu dưỡng mà thành.
Luật nhân quả vốn vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời này. Người trọng nghĩa mà xem thường lợi ích, luôn ra tay tương trợ, hành thiện tích đức, dùng từ bi phổ độ chúng sinh, sẽ tích được phúc khí cao như núi. Dù phúc phận mỏng cũng sẽ được bảo trợ, hậu vận khai thông, thọ ngang trời đất.
Tác giả: