Vua Lý Huệ Tông (1194-1226), vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt.
Lý Huệ Tông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.
Sinh ra vào thời loạn lạc, ngay từ khi còn là Hoàng thái tử, Lý Huệ Tông phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài. Không những thế, ông còn phải chứng kiến cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc giữa một bên là mẹ (Đàm Thái hậu) và vợ (Trần Thị Dung).
Khi còn sống, vua hay mắc bệnh nặng, đau yếu luôn, không đi đâu được. Ban đầu vua trúng phong vào cuối năm 1216, thầy thuốc giỏi trong cả nước được gọi đến nhưng không thể chữa khỏi cho ông.
Triều chính giao phó cho Trần Tự Khánh. Tự Khánh ra tay đánh dẹp các lực lượng cát cứ của Đỗ Bị, Lý Bát, Hà Cao. Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại chuyển sang người em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ.
Vua Lý Huệ Tông không có con trai, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, vua phải nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng.
Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm chính thức kết thúc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng, tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi. Theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.
Tác giả: Mộc
-
5 nhóm đối tượng được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám bệnh 2024
-
Cơn bão số 3: Mạnh lên rất nhanh, tiếp tục tăng cấp 24 giờ tới
-
Thêm quyền lợi khi đi khám chữa bệnh dùng BHYT, người dân biết mà tận dụng
-
Tổ tiên đã dặn: '1 người không vào miếu, 2 người không xem giếng', vế thứ 3 nhiều người mắc
-
Dưới thời vua này, nước Việt thái bình không có trộm cắp, đêm ngủ không bao giờ phải khóa cửa. Đó là vua nào?