Theo thống kê thường niên 2017 của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng đầu trong danh sách có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc cục bộ, đứng thứ ba trong danh sách quốc gia bị tấn công vào lỗ hổng mật mã hoá, đứng thứ 6 trong danh sách quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc.
Năm 2016 đã có tổng số khoảng 145 nghìn cuộc tiến công mạng khác nhau nhằm bảo vào hệ thống tin Việt Nam với ba loại hình tiến công chính là: Lừa đảo, mã độc và thay vào giao diện, gây thiệt hại hơn 10.400 tỷ đồng.Hơn 10.000 trang, cổng thông tin điện tử có tên miền “vn” bị tiến công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc và có hơn 70%số máy tính bị lây nhiễm.
Theo ghi nhận của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính thì quý I/2017 có gần 7.700 sự cố tiến công mạng vào các website của Việt Nam. Tháng 7/2016 đã xảy ra vụ tiến công vào hệ thống mạng của Hàng không Việt Nam theo hình thức APT (tiến công có chủ đích) làm ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay, đồng thời làm rò rỉ dữ liệu của hơn 400.000 tài khoản khách hàng thường xuyên của hãng. Tháng 3/2017, một số của các cảng hàng không như Tân Sơn Nhất, Rạch Giá, Tuy Hoà đã bị tin tặc tấn công.
Thống kê số lượng theo tên miền cho thấy, tên miền .com bị tấn công nhiều nhất với 164 website, .vn là 60, .com.vn là 32, .edu.vn là 22, .net là 29 và 32 website có tên miền khác. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng ghi nhận ít nhất 77 website đặt tại Việt Nam bị lợi dụng để tấn công lừa đảo (phishing)… Người dùng cần phải cảnh giác với những trang web giả mạo để ăn trộm tài khoản, đặc biệt là các trang web giả mạo các ứng dụng, dịch vụ phổ biến như Facebook, PayPal, Dropbox…
Trên không gian mạng đang tồn tại nhiều trang web Việt Nam (gồm cả những website sử dụng máy chủ ở nước ngoài) bị tấn công, lợi dụng để thực hiện các hành vi gây mất an toàn thông tin. Các hành vi này gồm phát tán thư rác, tấn công từ chối dịch vụ, cài đặt và phát tán các loại mã độc, lưu trữ các mã khai thác điểm yếu lỗ hổng tự động… Trong khoảng thời gian từ 23/4 tới 29/4, cục an toàn thông tin đã ghi nhận ít nhất 339 đường dẫn (URL) trên các trang web tại Việt Nam bị tấn công.
TS Vũ Anh Tuấn nhận định: “Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên internet ngày càng tăng, nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm. Môi trường internet cũng bị lợi dụng để phát tán thông tin bịa đặt, không kiểm chứng, độc hại nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, hoạt động khủng bố, phá hoại, hoạt động tội phạm mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, nguy hiểm với mức độ thiệt hại ngày càng tăng”.
Theo ông Bùi Quang Minh, Giám đốc điều hành công ty bảo mật SecurityBox, có những cách thức bảo mật thông tin, tài khoản mà nhiều người biết, nhưng không làm, hoặc lười làm, để rồi bỏ ngỏ sự an toàn của thông tin cá nhân. Ví dụ đặt mật khẩu dễ đoán (kiểu như 12345678), hay đặt cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản email, mạng xã hội.
Ngoài ra, nhiều người dùng tò mò bấm vào các đường dẫn giả mạo không rõ nguồn gốc từ người lạ, để rồi bị lừa mất tài khoản hoặc nhiễm mã độc.
“Người dùng cần có nhận thức đầy đủ về an toàn thông tin, cảnh giác và tạo được sự đề kháng khi tham gia các quá trình giao dịch, tương tác trên Internet, đặc biệt là ở môi trường mạng xã hội. Nên nhớ, các biến thể về virus máy tính, mã độc, hình thức lừa đảo… thay đổi hàng ngày, thậm chí là hàng giờ.”.
Tác giả: