Vợ chồng cứ đến khoảng 50 tuổi là lại tách ra ngủ riêng, hóa ra vì điều này

( PHUNUTODAY ) - Tránh bớt phiền hà khó chịu khi phải ngủ chung do những nguyên nhân khách quan. Ở một số cặp vợ chồng tuổi trung niên trở đi, 1 trong 2 người thường tách ra ngủ riêng vì lý do này.

Theo một nghiên cứu trong phạm vi nhỏ cho biết có: 35% những cặp vợ chồng 60 tuổi không còn ngủ chung với nhau nua, thậm chí không ngủ cùng phong, con số này tăng lên đến kinh ngạc 55% ở độ tuổi 65, 70% ở tuổi 70, 85% ở tuổi trên 80.

Người Việt chúng ta thường có thói quen ngủ riêng khi tới độ 50 tuổi. Lý do đơn giản nhất các bậc phụ huynh đưa ra chính là ngủ cho ngon giấc.

Bởi từ độ tuổi này, thường sẽ rất khó ngủ, đôi khi chỉ một cái xoay lưng, động chạm hay một tiếng ngáy cũng khiến đối phương mất ngủ cả đêm. Kỳ thực việc ngủ riêng còn mang lại nhiều lợi ích hơn nhiều.

Những lý do để ngủ riêng

1. Sa sút hoạt động tình dục

Việc không còn ngủ chung với nhau thường đi kèm theo với sa sút hoạt động tình dục, chuyện ân ái chỉ là việc “năm thì mười họa”, chứ không còn thường xuyên như thời trai trẻ, thời trung niên nữa. Đó cũng là khởi đầu cho việc chấm dứt quan hệ tình dục sau này.

Đối với người phụ nữ có tuổi thì việc này trở nên khó chịu bởi sự đau rát, viêm âm đạo sau khi giao hợp làm cho họ giảm hứng thú và né tránh. Giải pháp ngủ riêng chính là lối thoát tốt nhất trong mọi lựa chọn. Tránh bớt phiền hà khó chịu khi phải ngủ chung do những nguyên nhân khách quan.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Ở một số cặp vợ chồng tuổi trung niên trở đi, 1 trong 2 người rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm như lao, nhiễm trùng da.... Để không tạo áp lực cho đối phương, lúc này nên ngủ riêng giường.

3. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Tuổi càng lớn thì chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đặc biệt là chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì rất khó để vào giấc ngủ, ngủ sâu. Vì thế, nếu đối phương bị ngủ ngáy, nghiến răng thì thực sự sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người còn lại. Do đó, để không ai bị mất ngủ thì tốt nhất bạn vẫn nên ngủ giường riêng để không ảnh hưởng gì tới nhau. Nhờ đó có thể cải thiện sức khỏe, tốt cho trí não nữa.

4. Có lợi cho việc duy trì mối quan hệ

Tuy đã bước vào tuổi trung niên, ở bên nhau nhiều năm nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng sẽ tìm được tiếng nói chung hay sống chung hòa hợp. Đã trải qua cả nửa đời người bên nhau với đủ trải nghiệm va vấp, thì đến khi tuổi già cả hai nên ngủ giường riêng để giữ cho nhau khoảng trời riêng mà vẫn không làm mất tình cảm. Nhiều người nghĩ cứ phải ngủ chung mới là thân thiết nhưng không phải, nó có thể nảy sinh một số mâu thuẫn, không tốt cho việc duy trì mối quan hệ giữa hai bên.

Tuổi trung niên nên ngủ chung hay riêng?

Thực sự đây là một vấn đề rất tế nhị trong đời sống vợ chồng, nhất là những cặp lớn tuổi. Riêng hay chung đều có cái lợi và bất lợi của cách lựa chọn này, không nên đơn phương tự quyết định mà vợ chồng nên thẳng thắn trao đổi với nhau về việc ngủ chung hay riêng để có được sự thoải mái trong giấc ngủ.

Nếu đối với những người khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi mà vợ chồng cảm thấy việc ngủ chung không còn thích hợp trong việc giữ gìn sức khỏe, hay có một giấc ngủ thoải mái bình an thì 2 người nên chọn một số đêm để ngủ riêng là một giải pháp để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, tránh cho cả hai phải “chịu đựng” lẫn nhau một cách không cần thiết và khoảng thời gian này chính là thời gian để bồi bổ sức khỏe, để nghỉ ngơi.

Ngoài ra, nếu cần phải làm việc khuya, xem phim giải trí, đọc sách, nhậu say, ăn quá no, hay phải đi làm sớm, đi xa…

Nếu không có tật hay thói quen làm khó chịu người ngủ cùng thì ngủ chung là biện pháp nên chọn.

Ngủ chung có nhiều lợi ích cho chính bản thân mình và cho người bạn đời, nhất là các người lớn tuổi.

Những lợi ích của việc ngủ chung

Thỏa mãn nhu cầu bản năng

Ở tuổi ngũ tuần, khi bản chất chức năng giường chiếu đã suy giảm nhưng nhu cầu thì vẫn còn. Việc ngủ chung có thể giúp cả hai có thể thỏa mãn nhau. Hơn nữa, ở độ tuổi này, khi con cái đã lớn dần, gánh nặng trong cuộc sống ít đi thì cũng là lúc hai vợ chồng nên tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc. Do vậy, cả hai dễ ‘thăng hoa’ hơn.

Phòng tình trạng xảy ra các tai nạn khi ngủ

Bắt đầu ở độ tuổi trung niên thì sức khỏe của tim mạch, mạch máu não… kém hơn trước rất nhiều. Lúc này, nếu xảy ra một số tình huống về đêm như đau đầu, đột quỵ… mà không có người bên cạnh thì rất nguy hiểm. Do đó, người có tiền sử bệnh này nên có người ngủ chung.

Có thể thấy, việc vợ chồng có ngủ chung với nhau hay không là tùy thuộc vào tình cảm và hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng như thể trạng của từng người. Nếu bị bệnh truyền nhiễm thì không nên còn nếu như cả hai cùng khỏe mạnh thì cứ ngủ chung cùng nhau hoặc ngủ riêng tùy thích.

Tác giả: Mộc