Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất tại Namibia. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn".Đây là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm). Sa mạc này có diện tích khoảng 55.000 km²(Chiều dài 1500 km,và chiều rộng khoảng từ 80 km đến 160 km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương) Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0 °C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50 °C
Hiện tượng vòng tròn thần tiên ở sa mạc Namib, Namibia vốn là một trong những bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu để tìm kiếm lời giải nhiều nhất. Thậm chí có những giả thuyết cho rằng những vòng tròn kỳ lạ này là tác phẩm của các vị thần hoặc người ngoài hành tinh.
Tuy vậy, mới đây, các nhà khoa học đã lần lượt đưa ra lời giải mã vòng tròn thần tiên này và gây được sự chú ý lớn, làm dấy lên những cuộc tranh luận.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton và Đại học Strathclyde đã đưa ra hai giả thuyết chính như sau. Giả thuyết thứ nhất là những bụi cây mọc xung quanh hình tròn đã giúp những cây bên cạnh tham gia vào một cuộc cạnh tranh giành giật nước và nguồn dinh dưỡng khan hiếm, chống lại những cây ở cách xa mình.
Hệ quả của cuộc chiến này khiến cho những vòng tròn kỳ quặc xuất hiện bởi những cây có rễ sâu, có khả năng hút nước từ mạch nước ngầm chính mới có thể sống sót được.
Giả thuyết thứ hai lại nghiêng về phía tác nhân là động vật, các nhà khoa học cho rằng vòng tròn thần tiên này được hình thành bởi những sinh vật sống trong hệ sinh thái cận sa mạc như mối, kiến và chuột, đặc biệt là loài mối có tên Psammotermes allocerus.
Loài mối này được cho là đã tạo ra những vòng tròn bí ẩn này khi cố gắng phá phách, cắt rễ, làm chết những cây mọc phía trên tổ chúng.
Corina Tarnita, tác giả chính của nghiên cứu, gọi đó là "hình học đơn giản và trang nhã trên một quy mô lớn" trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature hôm 19/1.
Trước nghiên cứu này, có hai hướng giải thích khác nhau được đưa ra bao gồm những con mối hoặc thực vật ở xung quanh vòng tròn. Giả thuyết của Tarnita vay mượn từ cả hai. Các vòng tròn khổng lồ, đường kính từ 2-30 m, do các con mối và những thứ khác trong lãnh địa của chúng tạo ra.
Hình dạng bất thường giữa các vòng tròn là do thực vật tạo nên để rễ của chúng trở thành một hệ thống trật tự, chia sẻ với nhau lượng nước hạn chế trong sa mạc. Các con mối cũng góp phần tạo nên các vòng tròn khi cố gắng xây tổ tránh xa, không lấn chiếm lãnh địa của các loài cạnh tranh.
Tuy nhiên, mỗi loài chỉ làm công việc của mình, chúng không có ý thức tạo ra hình dạng vòng tròn đó. "Không có kế hoạch tổng thể, không có kế hoạch chi tiết cho những gì xuất hiện", Robert Pringle, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nhiều ý kiến không đồng tình với kết luận của nghiên cứu. Nhưng tất cả đều đồng ý đây không phải hiện tượng siêu nhiên.
Còn trong dân gian, truyền thuyết địa phương nói rằng các vòng tròn cổ tích là những bước chân của các vị thần và dấu vết của những con rồng sống dưới mặt đất.
Một số người lại cho rằng những vòng tròn này có thể là điểm hạ cánh của các vật thể bay không xác định UFO, trong một cuộc đổ bộ bí mật của người ngoài hành tinh lên trái đất.
Đơn giản hơn, có người đưa ra giả thuyết đây là điểm ngủ nghỉ của động vật hoang dã thuộc khu vực vườn quốc gia Namibia.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Tử vi mới nhất thứ Sáu ngày 26/5/2017 của 12 cung hoàng đạo
-
4 con giáp nữ vừa ‘VƯỢNG PHU vừa tự đem lại THÀNH CÔNG cho bản thân
-
Những con giáp này được Thần Tài “kề vai sát cánh”, MAY MẮN luôn xung quanh
-
Mỹ nhân đẹp nhất trong Tam Quốc khiến hoàng đế mê mệt một đời
-
Top 5 con giáp rủng rỉnh tiền bạc, luôn tốt “toàn vẹn” năm 2017