Mới đây, chị N. (trú (trú tại Phường 3, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ câu chuyện cá nhân bị chiếm đoạt tài sản trên Facebook được nhiều người quan tâm.
Theo đó, chị N. nhận được tin nhắn từ tài khoản Zalo của một người thân nhờ bình chọn cho cuộc thi của con cháu. Chị bất cẩn nhấn vào link này nhưng đã nhanh chóng thoát ra. Sau đó, tin tặc dùng số Zalo (đã bị hacker chiếm đoạt) của người quen để thực hiện cuộc gọi video cho chị N.. Lúc này, chị N. tưởng người quen gọi cho mình nên đã nghe máy. Tuy nhiên, chị N thấy bên kia không có người gọi cũng không thấy ai nói chuyện. Nghi ngờ có điều bất thường xảy ra, chị N. lập tức tắt cuộc gọi mà không biết lúc này kẻ xấu đã kịp ghi lại nhận diện gương mặt của chị.
Hình ảnh nhận diện khuôn mặt có thể sử dụng để đăng nhập vào nhiều dịch vụ khác nhau như mạng xã hội, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, tài khoản VNeID nếu người dùng sử dụng tính năng nhận diện bằng gương mặt.
Ngay sau khi tắt cuộc gọi được vài giây, chị N. nhận thông báo có người đang muốn đăng nhập tài khoản Zalo. Thấy vậy, chị lập tức tiến hành khóa tài khoản, đổi mật khẩu. Tuy nhiên, hacker đã nhanh tay chiếm được quyền sử dụng tài khoản Zalo của chị. Sau đó, chúng nhắn tin cho bạn bè trong danh sách liên lạc trên Zalo của chị N. để mượn tiền.
Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện việc chuyển tiền từ 10 triệu đồng/lần và một số giao dịch khác trên SmartBanking, người dùng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học (nhận diện bằng gương mặt). Có thể, tội phạm trên không gian mang đang bắt đầu tìm cách chiếm đoạt các tài khoản mạng xã hội không chỉ để lừa đảo mà còn với mục đích lấy được hình ảnh gương mặt động của người dùng thông qua các cuộc gọi video. Hình ảnh này sau đó sẽ được sử dụng cho các hoạt động chiếm đoạt tiền từ các tài khoản ngân hàng, dịch vụ có sử dụng tính năng nhận diện gương mặt.
Ngoài thủ đoạn mà chị N. đã gặp, người dân phải cảnh giác với những cuộc gọi của đối tượng tự xưng là công an, yêu cầu thực hiện các cuộc gọi video để lấy video định danh tài khoản.
Để hạn chế tình trạng lừa đảo, chiến đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của người lạ, tuyệt đối không thực hiện các thao tác như gọi video, chụp hình, chia sẻ thông tin cá nhân, đăng nhập tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng khi được chia sẻ các đường link, trang web từ những đối tượng lạ.
Tốt nhất nên tắt máy, không trả lời, không thực hiện theo bất cứ yêu cầu nào từ những đối tượng này.
Cơ quan công an không làm việc online, không làm việc qua điện thoại. Tất cả các thủ tục đều được giải quyết trực tiếp tại trụ sở của cơ quan công an. Do đó, người dân không được tin theo những người tự xưng là công an, đưa ra các yêu cầu như cập nhập định danh điện tử, yêu cầu nộp phạt nguội, phối hợp điều tra...
Tác giả: Thanh Huyền
-
Sổ tiết kiệm đứng tên chồng thì vợ có được đi rút tiền không? Kết hôn rồi phải biết điều này kẻo thiệt thòi
-
Năm 2025, những người đang làm ngành nghề nào thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?
-
5 trường hợp không đi nghĩa vụ quân sự vẫn được công nhận hoàn thành nghĩa vụ năm 2025
-
Đến 31/12/2024: Ai sinh vào 3 năm này phải đi đổi CCCD gắn chip ngay, cố giữ sẽ bị phạt nặng
-
Năm 2025: 10 trường hợp xây nhà được miễn giấy phép xây dựng, ai không biết quá thiệt thòi