Xúc động clip: Màn nhảy cực "sung" của chị em trong "đám cưới lụt" ở vùng lũ

( PHUNUTODAY ) - Trong clip, nước ngập lênh láng, đục ngầu đường ngõ, thế nhưng các chị em vẫn vui vẻ cầm micro hát to khúc hát mừng đám cưới cho cặp đôi duyên mới

Trong những ngày gần đây, mưa lớn liên tục trút xuống các tỉnh miền Trung khiến hàng ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu, tài sản đều bị nhấn chìm trong lũ.

Thế nhưng, mới đây sự xuất hiện clip với những hình ảnh nhảy múa, ca hát tưng bừng đầy khí thế của các bà, các chị ngay trong mưa lũ tại một đám cưới ở Quảng Bình đã khiến cộng đồng mạng vô cùng cảm phục. Cảm phục vì ngay trong cơn lũ, thiên tai hoành hành người dân nơi đây vẫn có thể lạc quan để chống trọi với tất cả. Họ đã biết cách lấy đời sống tinh thần để xua đi nỗi đau mất mát do thiên tai gây ra.

Clip thể hiện lên tinh thần lạc quan của người Quảng Bình trong mưa lũ (nguồn: Youtube).

Đoạn clip được đăng tải trên Facnpage “Quảng Bình quê hương tôi”, vào trưa 1/1 kèm theo dòng chia sẻ hết sức cảm động.

"Đám cưới quê em mùa nước lũ !

Vừa xem mà lòng vừa buồn vừa khóc nhưng lại vừa vui. Cảm giác người dân miền trung đã quá quen với những lần lũ đến. Không thể ngồi khóc không thể để thiên tai hoành hành . Người dân đã cố gắng lấy tinh thân cùng vui xùng hát cùng nhãy những điệu theo dòng nước lũ đang còn chảy xiết và còn dâng cao . Một ngày cưới không thể trọn vẹn thôi thì cứ vui cho con cái hạnh phúc sau này . Cha mẹ vẫn khổ vẫn vượt qua được thì các con cũng vươt qua được hết . Cố lên nhé bà con Lệ Thuỷ".

 Các bà, cá mẹ nhảy cực "sung" mặc kệ dòng lũ đàn chảy xiết (Ảnh: cắt từ clip).

Trong clip, nước ngập lênh láng, đục ngầu đường ngõ, thế nhưng các chị em vẫn vui vẻ cầm micro hát to khúc hát mừng đám cưới cho cặp đôi duyên mới. Một hình ảnh gây ấn tượng, khiến mọi người chú ý nhất có lẽ là hình ảnh cụ bà đã lớn tuổi mà vẫn sung sức ra trình diễn góp vui cùng hội con cháu, dưới chân là dòng nước chảy xiết dâng lên đến đầu gối, tiếng nước chảy lúc này đã hòa quyện cùng tiếng nhạc khiến mọi người quên đi rằng mình đang sống chung cùng lũ. 

 Cư dân mạng thích thú bình luận sau khi xem clip (nguồn: Facebook).

Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip cùng với những chia sẻ đầy xúc động, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút được hàng nghìn lượt like, hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận. Hầu hết đều cho rằng, dẫu đang phải gồng mình chống chọi với thiên tai nhưng người dân Quảng Bình vẫn lạc quan, không khuất phục trước những khó khăn mà mưa lũ đang mang lại. : “Đây mới gọi là ăn chơi không sợ mưa rơi”, “Quá tuyệt! Tình thần lạc quan vô bờ bến”, “lụt mà lụt thì chơi vẫn chơi”, “Quảng Bình bao mến thương”, “Tự hào về quá người con miền Trung”…

Bạn Lê Phi Long gọi đây là đám cưới hiếm có: ""Đám cưới lụt”: “Đây có lẽ là những hình ảnh và âm thanh sống động, cực kỳ hiếm gặp, thể hiện rõ nhất về sự lạc quan của người dân Quảng Bình trước thiên tai, lũ dữ.

Cụ bà dù tuổi đã cao vẫn say sưa nhảy, say sưa hát. Các chị, các mẹ cũng say sưa hát, say sưa nhảy. Dưới chân là dòng nước lũ chảy xiết. Tiếng hát, tiếng nhạc hòa vào tiếng nước lũ gầm xiết dưới chân.

Hát một tý, rồi cùng nhau chạy lũ, dọn lũ, chống chọi với lũ, người Quảng Bình không khuất phục trước thiên tai”.

Một bạn chia sẻ: “Thể hiện ý chí kiên cường của quê hương Quảng Bình anh hùng trước sự khắc nghiệt của thiên tai”. Một bạn khác cũng bình luận: “Giữa cảnh nước lũ bao quanh mà bà con mình vẫn vẫn bật nhạc vui vẻ và hòa vào điệu nhạc, thể hiện tinh thần người Quảng Bình không bao giờ đầu hàng thiên tai”.

 Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập trong lũ, nhiều địa phương bị cô lập (Ảnh: Tiến Thành).

Được biết, đám cưới ấn tượng, gây xúc động này vừa được tổ chức vào trưa ngày 1/11 tại thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - thời điểm mà người dân nơi đây đang hứng chịu trận lụt thứ 2 sau trận lụt lịch sử cách đây chưa lâu, gây nhiều tang thương và thiệt hại trên diện rộng.

Hình ảnh xúc động trong trận lũ tại Quảng Bình (nguồn: Facebook). 

Hiện tại, mưa tại nhiều địa phương ở Quảng Bình đã ngớt, nước trên các sông phía thượng nguồn đang có xu hướng giảm xuống, nước lũ cũng bắt đầu rút chậm, tuy nhiên vẫn còn bao phủ nhiều làng mạc, nhiều xã ven sông Gianh và một số nơi vẫn đang bị cô lập, còn người dân thì vẫn căng mình chờ nước rút.