Mặc dù mới đây nhà thơ Hồ Khải Đại bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng ông vẫn thường xuyên nghĩ đến thơ ca, công việc, nghĩ về những dự định và các tác phẩm đang còn dở dang của mình." />

Hồ Khải Đại - nhà thơ của chiến sĩ

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Mặc dù mới đây nhà thơ Hồ Khải Đại bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng ông vẫn thường xuyên nghĩ đến thơ ca, công việc, nghĩ về những dự định và các tác phẩm đang còn dở dang của mình.

Đời sống) - Đã bước sang tuổi 86, nhưng lão thi sỹ vẫn rất minh mẫn và tràn ngập tình yêu thi ca trong tâm hồn. Mặc dù mới đây nhà thơ Hồ Khải Đại bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng ông vẫn thường xuyên nghĩ đến thơ ca, công việc, nghĩ về những dự định và các tác phẩm đang còn dở dang của mình.

[links()]

Trên thi đàn Việt Nam, cái tên Hồ Khải Đại không phải là cái tên quen thuộc với nhiều người. Nhưng với hơn 60 năm gắn bó với nàng thơ, xuất bản 3 tập thơ (Thơ chiến sĩ - 1954; Cây xuân – 1962 (in chung với Võ Văn Trực); Quê hương đồng đội – 1980) và tập thơ gần nhất Mặt trời lãng tử (in chung với Hồ Khải Hoàn, con trai út của mình)… đã phần nào nói lên tầm vóc của một nhà thơ - chiến sĩ Hồ Khải Đại…

Nhà thơ với những tác phẩm có ý thơ giản dị, mộc mạc như chính sự hồn hậu, chân chất của anh bộ đội Cụ Hồ. 

Hồ Khải Đại là một trong những nhà thơ lão thành, góp phần xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Năm 1957 ông đã cùng với những nhà văn nhà thơ cách mạng khác như Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Tuân... sáng lập nên Hội nhà văn Việt Nam. 
 
Hồ Khải Đại đã từng được Tố Hữu, Xuân Diệu đánh giá rất cao và được xem là một tài năng lớn cần được bồi dưỡng. Tuy vậy, ông không vì thế mà ngủ quên trong chiến thắng, luôn cố gắng nghiên cứu và sáng tạo những ý thơ hồn hậu, mộc mạc nhưng tinh tế, đắm say về cuộc sống, anh em đồng đội, và quê hương, đất nước …
 
Hồ Khải Đại có nhiều bài thơ được in trên báo Văn nghệ, báo Nhân dân…, được phát trên Đài phát thanh qua giọng ngâm của Kim Cúc, và theo ông, hạnh phúc nhất là được những đồng đội của mình chờ đón đến thời điểm 22h tối, quây quần quanh chiếc radio bé xíu nghe thơ Khải Đại…hay trong chương trình của các đoàn dân công dọc đường 9 khi ấy, luôn xếp thơ Hồ Khải Đại trong chương trình biểu diễn. 
Xuân Diệu đã từng đánh giá Hồ Khải Đại là một tài năng lớn cần được
Xuân Diệu đã từng đánh giá Hồ Khải Đại là một tài năng lớn cần được bồi dưỡng.
Hơn 60 năm trôi qua, nhà thơ Hồ Khải Đại đã có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp văn thơ cách mạng của nước nhà. Đọc thơ Hồ Khải Đại có thể thấy rõ thơ ông thực sự là thơ của người lính, viết về người lính, và dành cho người lính…
 
Đã bước sang tuổi 86, nhưng lão thi sỹ vẫn rất minh mẫn và tràn ngập tình yêu thi ca trong tâm hồn. Mặc dù mới đây vào ngày 18/10 nhà thơ bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
 
Được sự quan tâm chăm sóc nhiệt tình của các y bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện 198, nhà thơ Hồ Khải Đại đã qua cơn nguy kịch, hiện tại đã có thể nói chuyện và rất tỉnh táo. Các thành viên trong gia đình nhà thơ cho biết, ông không những tỉnh táo mà còn rất minh mẫn, bình thường có thể nói chuyện được, khi mệt muốn trao đổi với mọi người, nhà thơ thường tự tay viết vào giấy. 
 
Đến thăm nhà thơ Hồ Khải Đại vào buổi chiều tối ngày 22/11, PV đã được tận mắt chứng kiến sự minh mẫn và thầm cảm thấy thán phục ông. Nhà thơ cho biết dù cảm thấy trong người chưa khỏe hẳn nhưng vẫn thường xuyên nghĩ đến thơ ca, công việc, nghĩ về những dự định và các tác phẩm đang còn dở dang của mình.
 
Dù tuổi đã cao nhưng nhà thơ vẫn tường xuyên theo dõi, đọc và nghiên cứu tác phẩm của các tác giả trẻ. Theo ông, nhà thơ hiện đại bây giờ, làm thơ thoải mái quá. Thời kỳ đầu của chúng tôi, thơ đơn điệu hơn. Nhưng, không có nghĩa thoải mái, không gò bó là cái gì cũng thành thơ được. Thơ xưa hay thơ nay, tiêu chí phải hay. Hình thức thế nào không quan trọng. Những bài thơ hay, những câu thơ hay, đọc một lần là nhớ... 
 
Ông than phiền rằng, nhiều nhà thơ trẻ bây giờ “hũ nút” quá. Đọc xong mà không hiểu họ nói cái gì, viết cái gì, giống như dắt người đọc vào một khu rừng lạ, rồi thả người ta ở lại trong đó, không tìm thấy đường ra… Nghệ thuật ấy, thơ ca ấy xa rời cuộc sống quá.
 
Mà dù muốn hay không, thì cuối cùng nghệ thuật cũng là để phục vụ con người, nếu không, các nhà thơ ấy hãy tự đọc, làm cho nhau đọc, chứ đừng công bố trên báo, đừng bắt nhân dân đọc, đừng làm khổ người đọc nữa… 
 
Hồ Khải Đại cũng cho biết nếu sức khỏe cho phép ông vẫn mong có thể tiếp tục sáng tác, tiếp tục làm việc để hoàn thành những kế hoạch, dự định đang dang dở. Nhà thơ cho biết, những chuyện cũ về đồng đội, những người đã cùng ông chiến đấu anh dũng và hy sinh thầm lặng đã đang và sẽ là nội dung chính, nguồn cảm hứng mãi mãi trong các sáng tác của ông. Ông cũng hy vọng trong thời gian tới có thể xuất bản một tập thơ gia đình nữa cùng với con trai.
Dù đã ở tuổi 86 nhưng nhà thơ Hồ Khải Đại vẫn rất minh mẫn, ông thường viết giấy để trao đổi với mọi người mỗi khi nói chuyện.
Dù đã ở tuổi 86 nhưng nhà thơ Hồ Khải Đại vẫn rất minh mẫn, ông thường viết giấy để trao đổi với mọi người mỗi khi nói chuyện.
Con trai của nhà thơ Hồ Khải Đại là nhà thơ, bác sĩ Hồ Khải Hoàn. Thừa hưởng năng khiếu từ cha, Hồ Khải Hoàn bắt đầu làm thơ từ khi còn rất nhỏ.
 
Năm 10 tuổi, bài thơ đầu tiên của Trần Khải Hoàn - "Khu vườn nhà em" đã được chính cha anh - nhà thơ Hồ Khải Đại nhận xét, biên tập và gửi cho báo Thiếu niên tiền phong. Thấy được năng khiếu và khả năng sáng tác của con trai, nhà thơ Hồ Khải Đại thường xuyên động viên cũng như góp ý cho sáng tác của Hồ Khải Hoàn.
 
Chính sự động viên khuyến khích của người cha tài hoa, tận tụy đã góp phần nuôi dưỡng trong Hồ Khải Hoàn một tâm hồn thi sĩ hết lòng với thi ca. Hồ Khải Hoàn đã lặng lẽ sáng tạo ra những câu thơ lạ lùng, trong sáng nhưng cũng đầy ắp tình người. Có thể thấy, những câu thơ như thế thật sự rất hiếm gặp trong đời sống thơ ca bộn bề ngày nay. 
 
Năm 2002, hai cha con đã cho ra đời một tập thơ chung "Mặt trời lãng tử" với hai phần "Mặt trời đồng đội" của nhà thơ Hồ Khải Đại và "Trăng lãng tử" của Hồ Khải Hoàn. Trải qua mấy chục năm tự tìm tòi nghiên cứu, cũng như học hỏi từ cha, trong tập thơ này chính nhà thơ Hồ Khải Hoàn là người biên tập cho các tác phẩm của cha mình.
 
Có thể thấy tinh thần thơ ca hồn hậu, mộc mạc nhưng tinh tế, đắm say của nhà thơ Hồ Khải Đại đã được kế thừa và phát huy một cách hoàn hảo trong các sáng tác của Hồ Khải Hoàn.
 
Hy vọng trong thời gian tới, sức khỏe của nhà thơ, chiến sĩ Hồ Khải Đại sẽ tốt hơn nữa để ông có thể thỏa mãn nỗi lòng trở về với công việc, để sáng tác và hoàn thành những kế hoạch dở dang mà nhà thơ ngày đêm trăn trở.
  • Ngọc Lê
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn