’Kẻ báo thù’ của Ấn Độ khiến các cường quốc kiêng nể

Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân “Arihant" do Ấn Độ tự chế tạo, đã đi vào hoạt động vào lúc 1giờ 20 phút sáng 11/8 (giờ địa phương).
Tàu ngầm Arihant (Kẻ báo thù) được hạ thủy hồi tháng 7/2009 và bắt đầu giai đoạn chạy thử từ tháng 2/2010. Quá trình phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân này của Ấn Độ dựa trên cơ sở tàu ngầm thuộc đồ án 670 Scat của Liên Xô.

Tàu ngầm Arihant (Kẻ báo thù) được hạ thủy hồi tháng 7/2009 và bắt đầu giai đoạn chạy thử từ tháng 2/2010. Quá trình phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân này của Ấn Độ dựa trên cơ sở tàu ngầm thuộc đồ án 670 Scat của Liên Xô.

Arihant có tổng lượng choán nước đạt 6.000 tấn và dài 110m. Hiện tại, vũ khí trang bị cho lớp tàu ngầm này chưa được công khai, nhưng nhiều khả năng sẽ là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 12 ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika.

Arihant có tổng lượng choán nước đạt 6.000 tấn và dài 110m. Hiện tại, vũ khí trang bị cho lớp tàu ngầm này chưa được công khai, nhưng nhiều khả năng sẽ là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 12 ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika.

Với kíp thủy thủ 95 người, tàu ngầm Arihant có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 24 hải lý/giờ.

Với kíp thủy thủ 95 người, tàu ngầm Arihant có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 24 hải lý/giờ.

Tàu ngầm Arihant là kết quả của chương trình Công nghệ đóng tàu tiên tiến (ATV - Advanced Technology Vessel) của Ấn Độ.

Tàu ngầm Arihant là kết quả của chương trình Công nghệ đóng tàu tiên tiến (ATV - Advanced Technology Vessel) của Ấn Độ.

Theo kế hoạch, hải quân Ấn Độ sẽ đóng mới 6 tàu ngầm thuộc lớp này, nhưng tới thời điểm hiện tại, quốc gia Nam Á mới chỉ thông qua ký hợp đồng đóng 4 tàu ngầm lớp Arihant. Tàu ngầm thứ 2 thuộc lớp này là  Arhidaiman bắt đầu đóng mới từ năm 2011 với nhiều cải tiến so tàu ngầm đầu tiên cùng lớp. Dự kiến, Arhidaiman sẽ được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.

Theo kế hoạch, hải quân Ấn Độ sẽ đóng mới 6 tàu ngầm thuộc lớp này, nhưng tới thời điểm hiện tại, quốc gia Nam Á mới chỉ thông qua ký hợp đồng đóng 4 tàu ngầm lớp Arihant. Tàu ngầm thứ 2 thuộc lớp này là Arhidaiman bắt đầu đóng mới từ năm 2011 với nhiều cải tiến so tàu ngầm đầu tiên cùng lớp. Dự kiến, Arhidaiman sẽ được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.

Khi được biên chế trong Hải quân Ấn Độ, Arihant sẽ hoàn thiện đủ bộ ba hạt nhân chiến lược của Ấn Độ với khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ mặt đất, từ trên không và từ lòng biển.

Khi được biên chế trong Hải quân Ấn Độ, Arihant sẽ hoàn thiện đủ bộ ba hạt nhân chiến lược của Ấn Độ với khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ mặt đất, từ trên không và từ lòng biển.

Nếu các đợt thử nghiệm Arihant thành công, Ấn Độ sẽ chính thứ gia nhập câu lạc bộ các quốc gia làm chủ công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân. Hiện tại, chỉ có Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc sở hữu công nghệ này.

Nếu các đợt thử nghiệm Arihant thành công, Ấn Độ sẽ chính thứ gia nhập câu lạc bộ các quốc gia làm chủ công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân. Hiện tại, chỉ có Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc sở hữu công nghệ này.

New Delhi thông báo, INS Arihant sẽ có được giao nhiệm vụ tuần tra ngăn đe với khả năng “giáng trả hạt nhân” trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Arihant mang các tên lửa đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ lòng biển.

New Delhi thông báo, INS Arihant sẽ có được giao nhiệm vụ tuần tra ngăn đe với khả năng “giáng trả hạt nhân” trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Arihant mang các tên lửa đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ lòng biển.

Với INS Arihant, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới có tàu ngầm hạt nhân. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh gọi đây là 'một dấu mốc lịch sử trong lãnh vực quốc phòng của Ấn Độ' khi chiếc tàu ngầm được hạ thủy ở thành phố Visakhapatnam.

Với INS Arihant, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới có tàu ngầm hạt nhân. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh gọi đây là "một dấu mốc lịch sử trong lãnh vực quốc phòng của Ấn Độ" khi chiếc tàu ngầm được hạ thủy ở thành phố Visakhapatnam.

Chiếc tàu này sẽ trải qua hai năm thử nghiệm trong vùng vịnh Bengal trước khi chính thức được đưa vào hoạt động, theo PTI. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc Ấn Độ đánh dấu mười năm kỷ niệm cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu ở Kargil với quốc gia láng giềng Pakistan trong vùng tranh chấp lãnh thổ Kashmir.

Chiếc tàu này sẽ trải qua hai năm thử nghiệm trong vùng vịnh Bengal trước khi chính thức được đưa vào hoạt động, theo PTI. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc Ấn Độ đánh dấu mười năm kỷ niệm cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu ở Kargil với quốc gia láng giềng Pakistan trong vùng tranh chấp lãnh thổ Kashmir.

Cùng với dự án đóng tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp Arihant, hải quân Ấn Độ năm 2012 đã thuê tàu ngầm K-152 Nerpa thuộc đồ án 971U Shuka-B trong 10 năm để làm cơ sở đào tạo kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm hạt nhân nội địa trong tương lai.

Cùng với dự án đóng tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp Arihant, hải quân Ấn Độ năm 2012 đã thuê tàu ngầm K-152 Nerpa thuộc đồ án 971U Shuka-B trong 10 năm để làm cơ sở đào tạo kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm hạt nhân nội địa trong tương lai.

Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân “Arihant” này do Ấn Độ tự chế tạo cuối cùng đã đi vào hoạt động vào lúc 1giờ 20 phút sáng 11/8 (giờ địa phương).

Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân “Arihant” này do Ấn Độ tự chế tạo cuối cùng đã đi vào hoạt động vào lúc 1giờ 20 phút sáng 11/8 (giờ địa phương).

Với việc công bố và nay sắp cho chạy thử tàu ngầm hạt nhân này, Ấn Độ đã tự hoàn thiện được các năng lực phòng vệ hạt nhân cả ở trên bộ, trên không và trên biển, qua đó nâng cao đáng kể vị thế chiến lược trong khu vực vốn đang chứng kiến sự nổi lên gây nhiều mâu thuẫn của Trung Quốc. M.T (Tổng hợp theo TTXVN, TPO, Infonet)

Với việc công bố và nay sắp cho chạy thử tàu ngầm hạt nhân này, Ấn Độ đã tự hoàn thiện được các năng lực phòng vệ hạt nhân cả ở trên bộ, trên không và trên biển, qua đó nâng cao đáng kể vị thế chiến lược trong khu vực vốn đang chứng kiến sự nổi lên gây nhiều mâu thuẫn của Trung Quốc. M.T (Tổng hợp theo TTXVN, TPO, Infonet)