Philippines không đối đầu TQ, sẽ có đường dây nóng Biển Đông?

Philippines không đối đầu Trung Quốc nhưng sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ, đưa tù nhân ra Trường Sa là sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ, các bên tranh chấp Biển Đông nên lập đường dây nóng...là tin tức thời sự chính ngày 11/6.
Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia Jr mới đây đã gửi các thông điệp tới các sĩ quan và thủy thủ đoàn của tàu chiến BRP Ramon Alcaraz (PF-16) trước khi tàu rời TP Charleston (Mỹ) để trở về Philippines sau gần một năm được nâng cấp và một tháng chạy thử nghiệm: “Philipines không muốn đối đầu với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ lãnh thổ nếu tình thế bắt buộc phải như vậy”.

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia Jr mới đây đã gửi các thông điệp tới các sĩ quan và thủy thủ đoàn của tàu chiến BRP Ramon Alcaraz (PF-16) trước khi tàu rời TP Charleston (Mỹ) để trở về Philippines sau gần một năm được nâng cấp và một tháng chạy thử nghiệm: “Philipines không muốn đối đầu với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ lãnh thổ nếu tình thế bắt buộc phải như vậy”.

“Như các bạn đã biết, có một số căng thẳng trên biển Tây Philippines (Biển Đông – PV) và điều này có thể đưa bạn vào con đường nguy hiểm. Nhưng không có gì nghi ngờ rằng, các bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ lãnh thổ Philippines nếu cần thiết... Chúng tôi không muốn đối đầu và chúng tôi hy vọng rằng những nỗ lực ngoại giao sẽ giảm bớt những căng thẳng. Philippines nỗ lực vì hòa bình và ổn định trong khu vực nhưng đồng thời cũng đang chuẩn bị để bảo vệ những gì thuộc về chúng tôi', ông Cuisia cho biết.

“Như các bạn đã biết, có một số căng thẳng trên biển Tây Philippines (Biển Đông – PV) và điều này có thể đưa bạn vào con đường nguy hiểm. Nhưng không có gì nghi ngờ rằng, các bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ lãnh thổ Philippines nếu cần thiết... Chúng tôi không muốn đối đầu và chúng tôi hy vọng rằng những nỗ lực ngoại giao sẽ giảm bớt những căng thẳng. Philippines nỗ lực vì hòa bình và ổn định trong khu vực nhưng đồng thời cũng đang chuẩn bị để bảo vệ những gì thuộc về chúng tôi", ông Cuisia cho biết.

Trong khi đó, hôm 2/6 Venancio Tesoro, một giám thị thuộc Cục Quản lý trại giam Philippines viết trên blog cá nhân của mình đề nghị chính phủ Philippines cho xây nhà tù hoặc đưa tù nhân Philippines ra 7 điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô mà nước này đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. 'Sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước sẽ được đảm bảo từ việc sử dụng các hòn đảo Philippines đang kiểm soát để khẳng định quyền sở hữu. Việc các cơ quan hình sự Philippines hiện diện tại đây sẽ không gây ra những thách thức quân sự nào đối với các bên tranh chấp', Tesoro nhận định.

Trong khi đó, hôm 2/6 Venancio Tesoro, một giám thị thuộc Cục Quản lý trại giam Philippines viết trên blog cá nhân của mình đề nghị chính phủ Philippines cho xây nhà tù hoặc đưa tù nhân Philippines ra 7 điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô mà nước này đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. "Sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước sẽ được đảm bảo từ việc sử dụng các hòn đảo Philippines đang kiểm soát để khẳng định quyền sở hữu. Việc các cơ quan hình sự Philippines hiện diện tại đây sẽ không gây ra những thách thức quân sự nào đối với các bên tranh chấp", Tesoro nhận định.

Eugenio Bito-onon, 'Thị trưởng nhóm đảo Kalayaan' do Philippines lập ra để quản lý hành chính 7 điểm đảo, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện do phía Philippines kiểm soát (trái phép) đã bật cười khi nghe nhắc tới đề xuất đưa tù nhân Philippines ra 7 điểm đảo này ở Trường Sa. Ông cho rằng ý kiến xây nhà tù hay đưa tù nhân Philippines ra Trường Sa là một sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ, một ý tưởng kém thông minh và không có nghiên cứu.

Eugenio Bito-onon, "Thị trưởng nhóm đảo Kalayaan" do Philippines lập ra để quản lý hành chính 7 điểm đảo, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện do phía Philippines kiểm soát (trái phép) đã bật cười khi nghe nhắc tới đề xuất đưa tù nhân Philippines ra 7 điểm đảo này ở Trường Sa. Ông cho rằng ý kiến xây nhà tù hay đưa tù nhân Philippines ra Trường Sa là một sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ, một ý tưởng kém thông minh và không có nghiên cứu.

Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, một nhà nghiên cứu Nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, một người đã phục vụ gần 20 năm tại Ban Thư ký ASEAN ngày 10/6 nói với kênh ABS CBN News rằng các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa nên thiết lập đường dây nóng khẩn cấp cũng như làm rõ tọa độ các khu vực yêu sách chủ quyền của mình.

Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, một nhà nghiên cứu Nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, một người đã phục vụ gần 20 năm tại Ban Thư ký ASEAN ngày 10/6 nói với kênh ABS CBN News rằng các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa nên thiết lập đường dây nóng khẩn cấp cũng như làm rõ tọa độ các khu vực yêu sách chủ quyền của mình.

Chalermpalanupap cho rằng một mạng lưới thông tin liên lạc khẩn cấp giữa các bên tranh chấp Biển Đông sẽ cho phép chính phủ các nước nhanh chóng liên lạc với nhau và giúp xoa dịu bất kỳ tình huống nguy hiểm nào trong khu vực tranh chấp trước khi nó leo thang thành một cuộc đụng độ vũ trang hoặc 1 cuộc khủng hoảng quốc tế. Ông cho biết sự cố nghiêm trọng trong khu vực tranh chấp xảy ra bởi vì các bên yêu sách chủ quyền hành động đơn phương để ngăn chặn 1 bên khẳng định 'luật pháp quốc gia' và quyền tài phán hàng hải của họ.

Chalermpalanupap cho rằng một mạng lưới thông tin liên lạc khẩn cấp giữa các bên tranh chấp Biển Đông sẽ cho phép chính phủ các nước nhanh chóng liên lạc với nhau và giúp xoa dịu bất kỳ tình huống nguy hiểm nào trong khu vực tranh chấp trước khi nó leo thang thành một cuộc đụng độ vũ trang hoặc 1 cuộc khủng hoảng quốc tế. Ông cho biết sự cố nghiêm trọng trong khu vực tranh chấp xảy ra bởi vì các bên yêu sách chủ quyền hành động đơn phương để ngăn chặn 1 bên khẳng định "luật pháp quốc gia" và quyền tài phán hàng hải của họ.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời tổng giám đốc Rostec Technologies Sergei Chemezov tiết lộ cuối năm nay Matxcơva sẽ kết thúc đàm phán với Bắc Kinh về việc bán máy bay chiến đấu hiện đại SU-35 cho phía Trung Quốc.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời tổng giám đốc Rostec Technologies Sergei Chemezov tiết lộ cuối năm nay Matxcơva sẽ kết thúc đàm phán với Bắc Kinh về việc bán máy bay chiến đấu hiện đại SU-35 cho phía Trung Quốc.

Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga hồi tháng 3, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đưa tin Nga sẽ bán máy bay chiến đấu và tàu ngầm lớp Lada cho Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó truyền thông Nga bác tin này. Theo một số tờ báo Nga, Bộ Quốc phòng Nga lo ngại Trung Quốc sẽ sao chép bất hợp pháp thiết kế và công nghệ của máy bay SU-35.

Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga hồi tháng 3, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đưa tin Nga sẽ bán máy bay chiến đấu và tàu ngầm lớp Lada cho Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó truyền thông Nga bác tin này. Theo một số tờ báo Nga, Bộ Quốc phòng Nga lo ngại Trung Quốc sẽ sao chép bất hợp pháp thiết kế và công nghệ của máy bay SU-35.

Nguồn tin Interfax cho biết hôm 6/6, một phái đoàn của Bộ Tư lệnh không quân Trung Quốc đã đến thăm Nga và xem một màn trình diễn của các máy bay SU-35 tại căn cứ không quân Kubinka ở ngoại ô Matxcơva. Các đại diện Trung Quốc đánh giá cao chất lượng của loại máy bay này. Dự kiến Nga có thể sẽ bán cho Trung Quốc 24 chiếc SU-35.

Nguồn tin Interfax cho biết hôm 6/6, một phái đoàn của Bộ Tư lệnh không quân Trung Quốc đã đến thăm Nga và xem một màn trình diễn của các máy bay SU-35 tại căn cứ không quân Kubinka ở ngoại ô Matxcơva. Các đại diện Trung Quốc đánh giá cao chất lượng của loại máy bay này. Dự kiến Nga có thể sẽ bán cho Trung Quốc 24 chiếc SU-35.

Trong một diễn biến khác có liên quan, Theo Tân Hoa xã, ngày 11/6, các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc và Nga đã bắt đầu cuộc diễn tập chung mang tên 'Hợp tác 2013' kéo dài 10 ngày tại Bắc Kinh. Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc (PAPF) cho biết 46 quân nhân thuộc Lực lượng đặc nhiệm Báo Tuyết - đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ của PAPF, và 29 quân nhân của đơn vị đặc nhiệm thuộc Lực lượng an ninh nội địa Nga tham gia diễn tập các nội dung bao gồm bắn súng, xâm nhập, giải cứu con tin và đột kích trại khủng bố.

Trong một diễn biến khác có liên quan, Theo Tân Hoa xã, ngày 11/6, các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc và Nga đã bắt đầu cuộc diễn tập chung mang tên "Hợp tác 2013" kéo dài 10 ngày tại Bắc Kinh. Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc (PAPF) cho biết 46 quân nhân thuộc Lực lượng đặc nhiệm Báo Tuyết - đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ của PAPF, và 29 quân nhân của đơn vị đặc nhiệm thuộc Lực lượng an ninh nội địa Nga tham gia diễn tập các nội dung bao gồm bắn súng, xâm nhập, giải cứu con tin và đột kích trại khủng bố.

Thông qua cuộc diễn tập, lực lượng của hai bên sẽ có cơ hội trao đổi và nâng cao kỹ năng cũng như chiến thuật chống khủng bố. Đây là đầu tiên PAPF mời đối tác nước ngoài diễn tập chung tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Thông qua cuộc diễn tập, lực lượng của hai bên sẽ có cơ hội trao đổi và nâng cao kỹ năng cũng như chiến thuật chống khủng bố. Đây là đầu tiên PAPF mời đối tác nước ngoài diễn tập chung tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tổ chức một cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa 2 miền bán đảo sau 6 năm gián đoạn, động thái xem như một phép thử song phương dưới thời cầm quyền của 2 nhà lãnh đạo mới, Kim Jong-un ở miền Bắc và Park Geun-hye ở miền Nam. Cuộc đàm phán cấp chính phủ giữa 2 miền Triều Tiên diễn ra trong 2 ngày thứ  Tư và thứ Năm tại Seoul.

Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tổ chức một cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa 2 miền bán đảo sau 6 năm gián đoạn, động thái xem như một phép thử song phương dưới thời cầm quyền của 2 nhà lãnh đạo mới, Kim Jong-un ở miền Bắc và Park Geun-hye ở miền Nam. Cuộc đàm phán cấp chính phủ giữa 2 miền Triều Tiên diễn ra trong 2 ngày thứ Tư và thứ Năm tại Seoul.

Tuy nhiên, tính đến đầu giờ chiều nay 11/6 Bình Nhưỡng vẫn không cung cấp danh sách 5 quan chức đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên tới Seoul đàm phán sáng ngày mai. (Ảnh phái đoàn Hàn Quốc tới Bàn Môn Điếm đàm phán với Bắc Triều Tiên sáng 9/6)

Tuy nhiên, tính đến đầu giờ chiều nay 11/6 Bình Nhưỡng vẫn không cung cấp danh sách 5 quan chức đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên tới Seoul đàm phán sáng ngày mai. (Ảnh phái đoàn Hàn Quốc tới Bàn Môn Điếm đàm phán với Bắc Triều Tiên sáng 9/6)

Tờ Chosun Hàn Quốc ngày 11/6 dẫn phân tích của tờ Đại Công Báo - Hồng Kông cho biết, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Triều Tiên Kim Kyok-sik đã từng làm cố vấn quân sự cho chính phủ Syria. Ông Kim Kyok-sik đã bị cáo buộc là người đứng sau vụ đắm tàu hộ tống Cheonan cũng như pháo kích đảo Yeonpyeong - Hàn Quốc năm 2010, là một sĩ quan theo đường lối cứng rắn và có ảnh hưởng lớn tại Bắc Triều Tiên hiện nay.

Tờ Chosun Hàn Quốc ngày 11/6 dẫn phân tích của tờ Đại Công Báo - Hồng Kông cho biết, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Triều Tiên Kim Kyok-sik đã từng làm cố vấn quân sự cho chính phủ Syria. Ông Kim Kyok-sik đã bị cáo buộc là người đứng sau vụ đắm tàu hộ tống Cheonan cũng như pháo kích đảo Yeonpyeong - Hàn Quốc năm 2010, là một sĩ quan theo đường lối cứng rắn và có ảnh hưởng lớn tại Bắc Triều Tiên hiện nay.

Đại Công Báo cho biết ông Kim Kyo-sik từng làm Tùy viên quân sự đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Damascus trong những năm 1970 và lãnh đạo các hoạt động quân sự chung của Bắc Triều Tiên - Syria trong khoảng 10 năm. Tướng Kim Kyok-sik đã trở lại Bắc Triều Tiên khoảng tháng 4 năm 1982, thời gian ở Syria ông phụ trách huấn luyện quân sự và cung cấp vũ khí Bắc Triều Tiên cho quân chính phủ Syria.

Đại Công Báo cho biết ông Kim Kyo-sik từng làm Tùy viên quân sự đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Damascus trong những năm 1970 và lãnh đạo các hoạt động quân sự chung của Bắc Triều Tiên - Syria trong khoảng 10 năm. Tướng Kim Kyok-sik đã trở lại Bắc Triều Tiên khoảng tháng 4 năm 1982, thời gian ở Syria ông phụ trách huấn luyện quân sự và cung cấp vũ khí Bắc Triều Tiên cho quân chính phủ Syria.

Kim Kyok-sik được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc tấn công của Syria vào Israel năm 1973,   trong cuộc chiến tranh Syria- Lebanon năm 1982 Bắc Triều Tiên cũng phái quân ra tiền tuyến hỗ trợ Syria tiến vào   Lebanon. Gần đây xuất hiện thông tin một nhóm sĩ quan quân đội Bắc Triều Tiên đang hoạt động tại Syria và làm   cố vấn cho quân chính phủ ở chiến trường phía Bắc Halab, tuy nhiên rất khó xác minh điều này. (Tổng hợp từ   Petro Time, GDVN, TNO, Vietnam Plus)

Kim Kyok-sik được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc tấn công của Syria vào Israel năm 1973, trong cuộc chiến tranh Syria- Lebanon năm 1982 Bắc Triều Tiên cũng phái quân ra tiền tuyến hỗ trợ Syria tiến vào Lebanon. Gần đây xuất hiện thông tin một nhóm sĩ quan quân đội Bắc Triều Tiên đang hoạt động tại Syria và làm cố vấn cho quân chính phủ ở chiến trường phía Bắc Halab, tuy nhiên rất khó xác minh điều này. (Tổng hợp từ Petro Time, GDVN, TNO, Vietnam Plus)