Quân đội TQ khoác lác,muốn đưa thủy phi cơ đến ’Tam Sa’

Tướng Trung Quốc kêu gọi quân đội thôi khoác lác, Trung Quốc định đưa thủy phi cơ tới 'TP.Tam Sa', Thắng áp đảo, Thủ tướng Nhật sẽ tạo bước ngoặt quốc phòng...là tin tức thời sự chính ngày 22/7.
Mới đây, một viên tướng có xu hướng cởi mở ở Trung Quốc đã cảnh báo quân đội nước này phải thay đổi hoặc có nguy cơ bị các đối thủ quốc tế khuất phục. Trên tạp chí Cầu Thị uy tín của đảng Cộng sản Trung Quốc số tháng này, tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Trung Quốc, nhận xét Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đối mặt với nguy cơ thất bại nếu từ chối gạt bỏ cách “tư duy cũ kỹ”, bất chấp những tiến bộ đáng kể về vũ khí và công nghệ trong những năm qua.

Mới đây, một viên tướng có xu hướng cởi mở ở Trung Quốc đã cảnh báo quân đội nước này phải thay đổi hoặc có nguy cơ bị các đối thủ quốc tế khuất phục. Trên tạp chí Cầu Thị uy tín của đảng Cộng sản Trung Quốc số tháng này, tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Trung Quốc, nhận xét Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đối mặt với nguy cơ thất bại nếu từ chối gạt bỏ cách “tư duy cũ kỹ”, bất chấp những tiến bộ đáng kể về vũ khí và công nghệ trong những năm qua.

Theo tờ South China Morning Post, ông Lưu đã kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc hãy tháo gỡ những rào cản đối với sự cách tân và tiêu tốn ít thời gian hơn vào các chiến dịch tuyên truyền và huấn luyện chính trị nhằm phóng đại năng lực của quân đội. Quân đội “nên cố gắng nhiều để tỉnh giấc khỏi nỗi ám ảnh về những vinh quang tự phong, chẳng hạn như Trung Quốc là một 'siêu cường tháo vát' và PLA là một 'quân đội chiến thắng', ông Lưu viết.

Theo tờ South China Morning Post, ông Lưu đã kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc hãy tháo gỡ những rào cản đối với sự cách tân và tiêu tốn ít thời gian hơn vào các chiến dịch tuyên truyền và huấn luyện chính trị nhằm phóng đại năng lực của quân đội. Quân đội “nên cố gắng nhiều để tỉnh giấc khỏi nỗi ám ảnh về những vinh quang tự phong, chẳng hạn như Trung Quốc là một "siêu cường tháo vát" và PLA là một "quân đội chiến thắng", ông Lưu viết.

Đây không phải là lần đầu tiên tướng Lưu Á Châu, con rể của cố Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm, lên tiếng kêu gọi cải cách. Trong một bài tiểu luận vào năm 2004 có tên “Lý Thuyết phương Tây”, ông đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tiến hành cải cách chính trị. Theo chuyên gia quân sự Nghê Lạc Hùng ở Thượng Hải, bài bình luận của ông Lưu là một lời kêu gọi cải cách chính trị kín đáo. Bài báo cũng cảnh báo quân đội Trung Quốc đang hướng tới một thất bại ê chề nếu không thể biến cải cách chính trị trở thành một phần của công cuộc hiện đại hóa.

Đây không phải là lần đầu tiên tướng Lưu Á Châu, con rể của cố Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm, lên tiếng kêu gọi cải cách. Trong một bài tiểu luận vào năm 2004 có tên “Lý Thuyết phương Tây”, ông đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tiến hành cải cách chính trị. Theo chuyên gia quân sự Nghê Lạc Hùng ở Thượng Hải, bài bình luận của ông Lưu là một lời kêu gọi cải cách chính trị kín đáo. Bài báo cũng cảnh báo quân đội Trung Quốc đang hướng tới một thất bại ê chề nếu không thể biến cải cách chính trị trở thành một phần của công cuộc hiện đại hóa.

Trong khi đó, báo China Daily hôm nay 22/7 dẫn lời Tổng quản lý Mo Qun của Meiya Air ngang nhiên công bố: “Meiya Air đang lên kế hoạch mở đường bay tốc hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam - PV) tới Tam Sa. Sau đó, các chuyến bay giữa các đảo thuộc Tam Sa sẽ là mục tiêu kế tiếp của chúng tôi”.

Trong khi đó, báo China Daily hôm nay 22/7 dẫn lời Tổng quản lý Mo Qun của Meiya Air ngang nhiên công bố: “Meiya Air đang lên kế hoạch mở đường bay tốc hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam - PV) tới Tam Sa. Sau đó, các chuyến bay giữa các đảo thuộc Tam Sa sẽ là mục tiêu kế tiếp của chúng tôi”.

Ngoài ra, Mi Jianxin - nhân viên quản lý dự án của Meiya Air cũng ngang nhiên tuyên bố hãng hàng không này sẽ mở chi nhánh ở cái gọi là 'TP.Tam Sa' để đón bắt cơ hội kinh doanh tại đây trong tương lai. Động thái trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc hoàn tất giai đoạn một của dự án phát triển cảng ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, với chín cầu tàu đã được xây xong, theo China Daily. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngoài ra, Mi Jianxin - nhân viên quản lý dự án của Meiya Air cũng ngang nhiên tuyên bố hãng hàng không này sẽ mở chi nhánh ở cái gọi là "TP.Tam Sa" để đón bắt cơ hội kinh doanh tại đây trong tương lai. Động thái trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc hoàn tất giai đoạn một của dự án phát triển cảng ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, với chín cầu tàu đã được xây xong, theo China Daily. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

China Daily còn ngang nhiên đưa tin một tàu tiếp tế mới mang tên Tam Sa số 1 sẽ được hoàn tất vào đầu năm 2014 để hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu cần thiết giữa các đảo.

China Daily còn ngang nhiên đưa tin một tàu tiếp tế mới mang tên Tam Sa số 1 sẽ được hoàn tất vào đầu năm 2014 để hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu cần thiết giữa các đảo.

Trong một diễn biến khác, trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 21/7, Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe đã giành chiến thắng áp đảo với  76 trên tổng số 121 ghế, việc này sẽ tạo điều kiện cho chính phủ Nhật rộng đường thực hiện cải cách.

Trong một diễn biến khác, trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 21/7, Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe đã giành chiến thắng áp đảo với 76 trên tổng số 121 ghế, việc này sẽ tạo điều kiện cho chính phủ Nhật rộng đường thực hiện cải cách.

Tuy nhiên, một trong những cải cách khiến dư luận quan tâm nhất liên quan đến các thay đổi hiến pháp theo hướng gỡ bỏ hạn chế về quốc phòng và hoạt động quân sự của Nhật ở nước ngoài. Những thay đổi này, nếu diễn ra, sẽ tác động đáng kể đến sức mạnh quốc phòng của Nhật Bản và cục diện quốc tế trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang có nhiều chuyển biến mới. Những nước đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật như Trung Quốc và Hàn Quốc chắc chắn sẽ không thể ngồi yên.

Tuy nhiên, một trong những cải cách khiến dư luận quan tâm nhất liên quan đến các thay đổi hiến pháp theo hướng gỡ bỏ hạn chế về quốc phòng và hoạt động quân sự của Nhật ở nước ngoài. Những thay đổi này, nếu diễn ra, sẽ tác động đáng kể đến sức mạnh quốc phòng của Nhật Bản và cục diện quốc tế trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang có nhiều chuyển biến mới. Những nước đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật như Trung Quốc và Hàn Quốc chắc chắn sẽ không thể ngồi yên.

Điều 9 của hiến pháp quy định Nhật Bản không được quyền phát động chiến tranh như một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế. Trong khi đó, kể từ khi lên cầm quyền từ cuối tháng 12.2012, Thủ tướng Abe luôn thể hiện quan điểm cứng rắn về vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông từng nhận định phải “xem xét lại” điều 9 để Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể trở thành một lực lượng quân sự “thật sự”, theo tờ Le Monde. Giới quan sát nhận định giờ đây, vị thủ tướng này đã có đủ điều kiện để xúc tiến những ý tưởng và dự định cải cách lớn như trên.

Điều 9 của hiến pháp quy định Nhật Bản không được quyền phát động chiến tranh như một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế. Trong khi đó, kể từ khi lên cầm quyền từ cuối tháng 12.2012, Thủ tướng Abe luôn thể hiện quan điểm cứng rắn về vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông từng nhận định phải “xem xét lại” điều 9 để Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể trở thành một lực lượng quân sự “thật sự”, theo tờ Le Monde. Giới quan sát nhận định giờ đây, vị thủ tướng này đã có đủ điều kiện để xúc tiến những ý tưởng và dự định cải cách lớn như trên.

Hôm 19/7, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra bình luận liên quan đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo 'Về đối tượng hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, không phổ biến và giải trừ quân bị trong năm 2012', bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về 'các hoạt động quân sự sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ gần biên giới Nga'.

Hôm 19/7, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra bình luận liên quan đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo "Về đối tượng hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, không phổ biến và giải trừ quân bị trong năm 2012", bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về "các hoạt động quân sự sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ gần biên giới Nga".

Đại biểu Đuma Quốc gia (Hạ viện) kiêm thành viên Ủy ban Quốc phòng Nga, ông Vyacheslav Tetekin cho rằng thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông về phòng thí nghiệm của Mỹ gần biên giới Nga chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của nước này. Ông Tetekin không nghi ngờ rằng đó là vấn đề thực tế về việc sử dụng vũ khí sinh học của Mỹ, mà theo ý kiến của ông, đây là hành động của Mỹ chống Cuba.

Đại biểu Đuma Quốc gia (Hạ viện) kiêm thành viên Ủy ban Quốc phòng Nga, ông Vyacheslav Tetekin cho rằng thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông về phòng thí nghiệm của Mỹ gần biên giới Nga chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của nước này. Ông Tetekin không nghi ngờ rằng đó là vấn đề thực tế về việc sử dụng vũ khí sinh học của Mỹ, mà theo ý kiến của ông, đây là hành động của Mỹ chống Cuba.

Theo một nguồn tin quân sự Syria cho biết cuộc tấn công được cho là xuất phát từ phía Israel nhằm vào kho tên lửa bên bờ biển của Syria không gây tổn hại gì đối với những tên lửa chống tàu Yakhont mua từ Nga. Tờ al-Rai, xuất bản ở Kuwait, dẫn nguồn tin thân cận với Bộ Tư lệnh Hải quân Syria cho biết: “Tin đồn về việc tiêu diệt được các tên lửa Yakhont có vẻ giống với những tưởng tượng thường thấy ở Hollywood nhiều hơn là với thực tế quân sự đang diễn ra.” (Tổng hợp từ TNO, Vietnam +, ĐVO)

Theo một nguồn tin quân sự Syria cho biết cuộc tấn công được cho là xuất phát từ phía Israel nhằm vào kho tên lửa bên bờ biển của Syria không gây tổn hại gì đối với những tên lửa chống tàu Yakhont mua từ Nga. Tờ al-Rai, xuất bản ở Kuwait, dẫn nguồn tin thân cận với Bộ Tư lệnh Hải quân Syria cho biết: “Tin đồn về việc tiêu diệt được các tên lửa Yakhont có vẻ giống với những tưởng tượng thường thấy ở Hollywood nhiều hơn là với thực tế quân sự đang diễn ra.” (Tổng hợp từ TNO, Vietnam +, ĐVO)