TQ đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông, Philippines mua tên lửa

Nhật Bản chuẩn bị khai chiến với TQ, TQ xua tàu vũ trang xuống biển Đông, Philippines mua tên lửa giữ đảo tranh chấp, Triều Tiên điều tàu chiến đổ bộ tới gần vùng biển Hàn Quốc...là tin tức thời sự chính ngày 17/6.
Ngày 16/6, Tân Hoa xã đưa tin nhiều tàu hải cảnh (tức cảnh sát biển) mang “vũ khí tự vệ” vừa xuất phát từ cảng Chu Giang, tỉnh Quảng Đông để tham gia đợt tuần tra mới ở biển Đông. Thực chất đây là những tàu hải giám và ngư chính đổi tên thành tàu hải cảnh và được sơn lại màu trắng. Cụ thể, 2 tàu Ngư chính 310 và 302 đổi thành Hải cảnh 3210 và 3102, còn 3 tàu Hải giám 167, 168 và 169 lần lượt mang tên Hải cảnh 3367, 3368 và 3369, theo Quảng Châu nhật báo.

Ngày 16/6, Tân Hoa xã đưa tin nhiều tàu hải cảnh (tức cảnh sát biển) mang “vũ khí tự vệ” vừa xuất phát từ cảng Chu Giang, tỉnh Quảng Đông để tham gia đợt tuần tra mới ở biển Đông. Thực chất đây là những tàu hải giám và ngư chính đổi tên thành tàu hải cảnh và được sơn lại màu trắng. Cụ thể, 2 tàu Ngư chính 310 và 302 đổi thành Hải cảnh 3210 và 3102, còn 3 tàu Hải giám 167, 168 và 169 lần lượt mang tên Hải cảnh 3367, 3368 và 3369, theo Quảng Châu nhật báo.

Động thái này nằm trong kế hoạch của Trung Quốc hợp nhất 4 lực lượng “chấp pháp trên biển” thành Cục Hải cảnh Trung Quốc (MPB) được quốc hội nước này thông qua hồi tháng 3. Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc nói sau khi gia nhập MPB, các tàu công vụ sẽ trang bị vũ khí để “tự vệ và tăng cường khả năng chấp pháp”. Trên thực tế, lâu nay nhiều diễn đàn mạng Trung Quốc đã trưng ra hình ảnh cho thấy nhiều tàu công vụ mang danh dân sự như Ngư chính 310, Ngư chính 311, Ngư chính 44601… đều có súng cỡ nòng lớn.

Động thái này nằm trong kế hoạch của Trung Quốc hợp nhất 4 lực lượng “chấp pháp trên biển” thành Cục Hải cảnh Trung Quốc (MPB) được quốc hội nước này thông qua hồi tháng 3. Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc nói sau khi gia nhập MPB, các tàu công vụ sẽ trang bị vũ khí để “tự vệ và tăng cường khả năng chấp pháp”. Trên thực tế, lâu nay nhiều diễn đàn mạng Trung Quốc đã trưng ra hình ảnh cho thấy nhiều tàu công vụ mang danh dân sự như Ngư chính 310, Ngư chính 311, Ngư chính 44601… đều có súng cỡ nòng lớn.

Bắc Kinh còn phát triển tàu ngư chính, hải giám theo hướng sẵn sàng đáp ứng khả năng tác chiến. Bằng chứng là Ngư chính 310 và 311 có bãi đáp trực thăng lớn kèm kho chứa 2 trực thăng Z-9, theo trang Sinodefence.com. Dù là lực lượng bán vũ trang nhưng Hải cảnh Trung Quốc cũng đang được bổ sung những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo một nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường lớp tàu 718 có vũ khí dành riêng cho hải cảnh.

Bắc Kinh còn phát triển tàu ngư chính, hải giám theo hướng sẵn sàng đáp ứng khả năng tác chiến. Bằng chứng là Ngư chính 310 và 311 có bãi đáp trực thăng lớn kèm kho chứa 2 trực thăng Z-9, theo trang Sinodefence.com. Dù là lực lượng bán vũ trang nhưng Hải cảnh Trung Quốc cũng đang được bổ sung những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo một nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường lớp tàu 718 có vũ khí dành riêng cho hải cảnh.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Philippines đang ấp ủ kế hoạch mua các tên lửa điều khiến phòng không và triển khai chúng ở Biển Đông như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên của nước này.  Bộ trưởng Thông tin Philippines – ông Ricky Carandang hôm 15/6 tiết lộ, đề xuất mua tên lửa trên đã được trình lên văn phòng tổng thống và nó đang trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi giữa các thành viên trong nội các. “Mọi người đang bàn về việc mua sắm tên lửa nhưng tôi không biết chuyện đó đã được quyết định hay chưa”, ông Carandang – người thường xuyên tham dự các cuộc họp với nội các Philippines về vấn đề an ninh quốc gia, cho hay.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Philippines đang ấp ủ kế hoạch mua các tên lửa điều khiến phòng không và triển khai chúng ở Biển Đông như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên của nước này. Bộ trưởng Thông tin Philippines – ông Ricky Carandang hôm 15/6 tiết lộ, đề xuất mua tên lửa trên đã được trình lên văn phòng tổng thống và nó đang trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi giữa các thành viên trong nội các. “Mọi người đang bàn về việc mua sắm tên lửa nhưng tôi không biết chuyện đó đã được quyết định hay chưa”, ông Carandang – người thường xuyên tham dự các cuộc họp với nội các Philippines về vấn đề an ninh quốc gia, cho hay.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 15/6 vừa rồi, khi được hỏi liệu giới quân sự Philippines có phải đang chuẩn bị mua tên lửa để tăng cường sức mạnh hoả lực trong bối cảnh căng thẳng ở bãi cạn Scarborough leo thang, phát ngôn viên của văn phòng Tổng thống Philippines – Thứ trưởng Abigail Valte đã không khẳng định cũng không phủ nhận chuyện này. “Tôi sẽ không bình luận gì về hệ thống tên lửa cụ thể đang được đề cập đến và tôi sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng trong vấn đề đó”, bà Valte cho biết. Bà này cũng từ chối xác nhận xem liệu có phải Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin chuẩn bị bay đến Israel trong tuần tới để tìm kiếm các nhà cung cấp tên lửa tiềm năng hay không.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 15/6 vừa rồi, khi được hỏi liệu giới quân sự Philippines có phải đang chuẩn bị mua tên lửa để tăng cường sức mạnh hoả lực trong bối cảnh căng thẳng ở bãi cạn Scarborough leo thang, phát ngôn viên của văn phòng Tổng thống Philippines – Thứ trưởng Abigail Valte đã không khẳng định cũng không phủ nhận chuyện này. “Tôi sẽ không bình luận gì về hệ thống tên lửa cụ thể đang được đề cập đến và tôi sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng trong vấn đề đó”, bà Valte cho biết. Bà này cũng từ chối xác nhận xem liệu có phải Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin chuẩn bị bay đến Israel trong tuần tới để tìm kiếm các nhà cung cấp tên lửa tiềm năng hay không.

Chính quyền Indonesia vừa thông báo nước này sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên Komodo (Rồng Komodo) vào tháng 4/2014.Theo báo Jakarta Post, phó đề đốc Amarullah Octavia, chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm chiến đấu trên biển của Hạm đội miền Tây Indonesia, cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra tại vùng biển Batam và Natuna thuộc tỉnh Riau.

Chính quyền Indonesia vừa thông báo nước này sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên Komodo (Rồng Komodo) vào tháng 4/2014.Theo báo Jakarta Post, phó đề đốc Amarullah Octavia, chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm chiến đấu trên biển của Hạm đội miền Tây Indonesia, cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra tại vùng biển Batam và Natuna thuộc tỉnh Riau.

Cuộc tập trận sẽ thu hút 4.500 binh sĩ, 28 tàu chiến thuộc hải quân 18 nước, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và tám nước đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Mục tiêu của cuộc tập trận là tăng cường khả năng ứng phó, cứu trợ và cứu nạn trong thảm họa, thiên tai. Tuy nhiên, ông Octavia nhấn mạnh hải quân Indonesia muốn ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna.

Cuộc tập trận sẽ thu hút 4.500 binh sĩ, 28 tàu chiến thuộc hải quân 18 nước, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và tám nước đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Mục tiêu của cuộc tập trận là tăng cường khả năng ứng phó, cứu trợ và cứu nạn trong thảm họa, thiên tai. Tuy nhiên, ông Octavia nhấn mạnh hải quân Indonesia muốn ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna.

Trung Quốc hiện đang đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông. Đường lưỡi bò của Bắc Kinh chưa liếm tới vùng biển Natuna, tuy nhiên các quan chức và chuyên gia hàng hải Indonesia nhiều lần cảnh báo sớm muộn gì điều này cũng sẽ xảy ra. “Hiện Trung Quốc chưa đòi chủ quyền ở Natuna nhưng chúng tôi không muốn vụ Sipanda - Ligitan lặp lại” - ông Octavian tuyên bố. Sipanda và Ligitan là hai hòn đảo tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia đã được tòa án quốc tế phán quyết thuộc về Malaysia.

Trung Quốc hiện đang đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông. Đường lưỡi bò của Bắc Kinh chưa liếm tới vùng biển Natuna, tuy nhiên các quan chức và chuyên gia hàng hải Indonesia nhiều lần cảnh báo sớm muộn gì điều này cũng sẽ xảy ra. “Hiện Trung Quốc chưa đòi chủ quyền ở Natuna nhưng chúng tôi không muốn vụ Sipanda - Ligitan lặp lại” - ông Octavian tuyên bố. Sipanda và Ligitan là hai hòn đảo tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia đã được tòa án quốc tế phán quyết thuộc về Malaysia.

Hiện nay, căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc và các nước khác đặc biệt là Philippines do tranh chấp chủ quyền trên biển Đông khiến nhiều người lo ngại xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Nguy cơ xung đột còn được đẩy cao hơn nữa khi các nước liên tục tập trận, mua sắm hàng loạt các loại vũ khí hiện đại như tiêm kích, tàu chiến, tàu ngầm...

Hiện nay, căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc và các nước khác đặc biệt là Philippines do tranh chấp chủ quyền trên biển Đông khiến nhiều người lo ngại xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy cơ xung đột còn được đẩy cao hơn nữa khi các nước liên tục tập trận, mua sắm hàng loạt các loại vũ khí hiện đại như tiêm kích, tàu chiến, tàu ngầm...

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa có chương trình phỏng vấn 2 chuyên gia quân sự diều hâu Doãn Trác và Đằng Kiến Quần về cục diện trên đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một nhận định mới được đưa ra là: Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị để đánh một trận với Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc có thể nhận thấy, mới đây Nhật Bản liên tiếp có những động tác tăng cường lực lượng, dường như còn sẽ không ngừng phát ra những tín hiệu khuynh hữu khác.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa có chương trình phỏng vấn 2 chuyên gia quân sự diều hâu Doãn Trác và Đằng Kiến Quần về cục diện trên đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một nhận định mới được đưa ra là: Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị để đánh một trận với Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc có thể nhận thấy, mới đây Nhật Bản liên tiếp có những động tác tăng cường lực lượng, dường như còn sẽ không ngừng phát ra những tín hiệu khuynh hữu khác.

Theo nguồn tin của báo chí Nhật Bản, ngày 11/6 vừa qua, đảng Dân chủ tự do – đảng cầm quyền của Nhật Bản đã tổng kết ra cái gọi là Luật Cảnh giới bảo đảm an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trọng tâm của đạo luật này là trao quyền cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiến hành cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu tàu công vụ Trung Quốc không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của phía Nhật Bản, Tokyo sẽ cho phép lực lượng phòng vệ và cảnh sát biển Nhật Bản cưỡng chế ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku.

Theo nguồn tin của báo chí Nhật Bản, ngày 11/6 vừa qua, đảng Dân chủ tự do – đảng cầm quyền của Nhật Bản đã tổng kết ra cái gọi là Luật Cảnh giới bảo đảm an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trọng tâm của đạo luật này là trao quyền cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiến hành cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu tàu công vụ Trung Quốc không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của phía Nhật Bản, Tokyo sẽ cho phép lực lượng phòng vệ và cảnh sát biển Nhật Bản cưỡng chế ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku.

Ngoài ra, mới đây, quan chức Nhật Bản cũng cho biết, Bộ quốc phòng nước này đang xem xét thành lập một lực lượng mới chuyên trách nhiệm vụ đoạt lại quyền kiểm soát những hòn đảo Nhật Bản nằm ở xa dễ bị nước ngoài xâm phạm. Một báo cáo của “túi khôn” Mỹ được đưa ra mới đây chỉ ra rằng, những phát ngôn hữu khuynh của thủ tướng Shinzo Abe và một số chính khách Nhật Bản đang gây tranh cãi lớn, đây là trở ngại lớn cho an ninh khu vực Đông Bắc Á.

Ngoài ra, mới đây, quan chức Nhật Bản cũng cho biết, Bộ quốc phòng nước này đang xem xét thành lập một lực lượng mới chuyên trách nhiệm vụ đoạt lại quyền kiểm soát những hòn đảo Nhật Bản nằm ở xa dễ bị nước ngoài xâm phạm. Một báo cáo của “túi khôn” Mỹ được đưa ra mới đây chỉ ra rằng, những phát ngôn hữu khuynh của thủ tướng Shinzo Abe và một số chính khách Nhật Bản đang gây tranh cãi lớn, đây là trở ngại lớn cho an ninh khu vực Đông Bắc Á.

Tướng diều hâu Doãn Trác cho biết: Chắc chắn là chính phủ và quân đội Nhật Bản sẽ phải có sự chuẩn bị này vì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tuyên bố rất rõ ràng rằng, tàu chiến nước này đang chuẩn bị tiến vào đảo Điếu Ngư/Senkaku và tiếp cận vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Nhật Bản chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột Điếu Ngư/Senkaku. Chính vì thế ông Đằng Kiến Quần nói rất có lý, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị, chúng ta không nổ phát súng đầu tiên nhưng anh buộc phải chuẩn bị sẵn sàng sau khi Nhật Bản nổ phát súng đầu tiên, anh sẽ phải làm gì. Anh buộc phải xem xét phương án này.

Tướng diều hâu Doãn Trác cho biết: Chắc chắn là chính phủ và quân đội Nhật Bản sẽ phải có sự chuẩn bị này vì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tuyên bố rất rõ ràng rằng, tàu chiến nước này đang chuẩn bị tiến vào đảo Điếu Ngư/Senkaku và tiếp cận vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Nhật Bản chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột Điếu Ngư/Senkaku. Chính vì thế ông Đằng Kiến Quần nói rất có lý, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị, chúng ta không nổ phát súng đầu tiên nhưng anh buộc phải chuẩn bị sẵn sàng sau khi Nhật Bản nổ phát súng đầu tiên, anh sẽ phải làm gì. Anh buộc phải xem xét phương án này.

Hôm qua 16/6, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán với CHDCND Triều Tiên nhưng với những điều kiện cụ thể. Theo báo USA Today, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) Caitlin Hayden tuyên bố: “Chúng tôi luôn muốn đàm phán thẳng thắn với CHDCND Triều Tiên, nhưng phía Bình Nhưỡng phải đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm việc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.

Hôm qua 16/6, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán với CHDCND Triều Tiên nhưng với những điều kiện cụ thể. Theo báo USA Today, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) Caitlin Hayden tuyên bố: “Chúng tôi luôn muốn đàm phán thẳng thắn với CHDCND Triều Tiên, nhưng phía Bình Nhưỡng phải đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm việc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.

Bà Hayden nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đánh giá CHDCND Triều Tiên qua các hành động của nước này chứ không phải bằng lời nói. Chúng tôi mong muốn được thấy các bước đi cho thấy CHDCND Triều Tiên sẵn sàng tuân thủ các quy định và nghĩa vụ quốc tế”. Phát biểu này được đưa ra sau khi chính quyền Bình Nhưỡng bất ngờ đề nghị đàm phán với Washington với điều kiện Chính phủ Mỹ không đưa ra bất kỳ điều kiện nào và không đòi hỏi CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân trừ khi Washington cũng chấp nhận làm như vậy.

Bà Hayden nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đánh giá CHDCND Triều Tiên qua các hành động của nước này chứ không phải bằng lời nói. Chúng tôi mong muốn được thấy các bước đi cho thấy CHDCND Triều Tiên sẵn sàng tuân thủ các quy định và nghĩa vụ quốc tế”. Phát biểu này được đưa ra sau khi chính quyền Bình Nhưỡng bất ngờ đề nghị đàm phán với Washington với điều kiện Chính phủ Mỹ không đưa ra bất kỳ điều kiện nào và không đòi hỏi CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân trừ khi Washington cũng chấp nhận làm như vậy.

Tuy nhiên, trong khi đó, Triều Tiên lại điều tàu chiến đổ bộ tới gần vùng biển Hàn Quốc. Tờ 'Chosun Ilbo' của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã tập trung các tàu đổ bộ cao tốc có khả năng di chuyển dưới nước ở gần đường biên giới với Hàn Quốc trong vùng biển Hoàng Hải. Trước đây, những tàu này trú đậu tại một quân cảng nằm cách xa hải giới, tuy nhiên hiện chúng đã được phát hiện ở một căn cứ tiền tuyến.

Tuy nhiên, trong khi đó, Triều Tiên lại điều tàu chiến đổ bộ tới gần vùng biển Hàn Quốc. Tờ "Chosun Ilbo" của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã tập trung các tàu đổ bộ cao tốc có khả năng di chuyển dưới nước ở gần đường biên giới với Hàn Quốc trong vùng biển Hoàng Hải. Trước đây, những tàu này trú đậu tại một quân cảng nằm cách xa hải giới, tuy nhiên hiện chúng đã được phát hiện ở một căn cứ tiền tuyến.

Theo hãng thông tấn Itar-Tass của Nga, tàu trên được thiết kế để vận chuyển lực lượng biệt kích có khả năng tăng vận tốc trên mặt nước đến 70 km/h. Khi cần thiết, chúng có thể nửa nổi, nửa chìm hoặc thậm chí chìm hẳn dưới nước ở độ sâu 10-20 mét để không bị phát hiện và tránh tầm kiểm soát của rađa. Tàu được trang bị các ngư lôi hạng nhẹ. Seoul không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một hoạt động quân sự nào đó trong vùng biển Hoàng Hải.

Theo hãng thông tấn Itar-Tass của Nga, tàu trên được thiết kế để vận chuyển lực lượng biệt kích có khả năng tăng vận tốc trên mặt nước đến 70 km/h. Khi cần thiết, chúng có thể nửa nổi, nửa chìm hoặc thậm chí chìm hẳn dưới nước ở độ sâu 10-20 mét để không bị phát hiện và tránh tầm kiểm soát của rađa. Tàu được trang bị các ngư lôi hạng nhẹ. Seoul không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một hoạt động quân sự nào đó trong vùng biển Hoàng Hải.

Động thái của Triều Tiên khiến các nhà quan sát lo ngại việc Triều Tiên không thành thật trong đề nghị đàm phán với Washington. Thực tế đã chứng minh rằng, Triều Tiên đã có nhiều lần thay đổi thái độ trên các cam kết của mình trong quá khứ, và trong động thái với Washington lần này, không gì có thể đảm bảo việc Triều Tiên giữ nguyên quan điểm.

Động thái của Triều Tiên khiến các nhà quan sát lo ngại việc Triều Tiên không thành thật trong đề nghị đàm phán với Washington. Thực tế đã chứng minh rằng, Triều Tiên đã có nhiều lần thay đổi thái độ trên các cam kết của mình trong quá khứ, và trong động thái với Washington lần này, không gì có thể đảm bảo việc Triều Tiên giữ nguyên quan điểm.

Hôm Chủ nhật vừa qua, ông Putin đã hội đàm với Thủ tướng Anh David Cameron. RIA Novosti dẫn lời phát biểu của Tổng thống Putin: 'Chúng ta không nên ủng hộ những người không chỉ giết kẻ thù, mà còn mổ thi thể họ rồi ăn cơ quan nội tạng trước camera. Đó là những kẻ mà các vị muốn hỗ trợ? Họ là đối tượng mà các vị muốn cung cấp vũ khí? Nếu các vị làm vậy, hành động của các vị không phản ánh những giá trị nhân đạo mà người ta truyền bá khắp châu Âu trong vài trăm năm qua'.

Hôm Chủ nhật vừa qua, ông Putin đã hội đàm với Thủ tướng Anh David Cameron. RIA Novosti dẫn lời phát biểu của Tổng thống Putin: "Chúng ta không nên ủng hộ những người không chỉ giết kẻ thù, mà còn mổ thi thể họ rồi ăn cơ quan nội tạng trước camera. Đó là những kẻ mà các vị muốn hỗ trợ? Họ là đối tượng mà các vị muốn cung cấp vũ khí? Nếu các vị làm vậy, hành động của các vị không phản ánh những giá trị nhân đạo mà người ta truyền bá khắp châu Âu trong vài trăm năm qua".

Trước đó, phát biểu tại một cuộc họp với giới tướng lĩnh quân đội hàng đầu, Tổng thống Putin cho hay, vùng biển Địa Trung Hải “là khu vực có tầm quan trọng chiến lược – nơi chúng ta có lợi ích liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia'. Ông Putin nhấn mạnh, kế hoạch trên không phải là hành động dương oai diễu võ và cũng không phải là nhằm đe doạ bất kỳ nước nào.  Đài Tiếng nói nước Nga cũng đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại London rằng Nga không vi phạm luật pháp quốc tế trong việc cung cấp vũ khí cho Syria.

Trước đó, phát biểu tại một cuộc họp với giới tướng lĩnh quân đội hàng đầu, Tổng thống Putin cho hay, vùng biển Địa Trung Hải “là khu vực có tầm quan trọng chiến lược – nơi chúng ta có lợi ích liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia". Ông Putin nhấn mạnh, kế hoạch trên không phải là hành động dương oai diễu võ và cũng không phải là nhằm đe doạ bất kỳ nước nào. Đài Tiếng nói nước Nga cũng đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại London rằng Nga không vi phạm luật pháp quốc tế trong việc cung cấp vũ khí cho Syria.

Tuần trước Mỹ quyết định viện trợ quân sự cho phe đối lập tại Syria sau khi cộng đồng tình báo Mỹ nhận định chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm chất độc thần kinh sarin trên quy mô nhỏ, nhằm chống phe nổi dậy nhiều lần trong năm ngoái. Washington tuyên bố rằng, với việc sử dụng vũ khí hóa học, chính phủ Syria đã vượt qua 'ranh giới đỏ' mà Nhà Trắng đặt ra.

Tuần trước Mỹ quyết định viện trợ quân sự cho phe đối lập tại Syria sau khi cộng đồng tình báo Mỹ nhận định chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm chất độc thần kinh sarin trên quy mô nhỏ, nhằm chống phe nổi dậy nhiều lần trong năm ngoái. Washington tuyên bố rằng, với việc sử dụng vũ khí hóa học, chính phủ Syria đã vượt qua "ranh giới đỏ" mà Nhà Trắng đặt ra.

Những diễn biến căng thẳng ở Syria khiến các nhà quan sát không khỏi lo ngại một cuộc thế chiến mới có khả năng diễn ra bởi có quá nhiều nước tham gia vào vụ việc này và thúc đẩy căng thẳng phát triển ngày một cao hơn.hơn. (Tổng hợp từ TPO, TNO, TTO, Infonet, VN Media)

Những diễn biến căng thẳng ở Syria khiến các nhà quan sát không khỏi lo ngại một cuộc thế chiến mới có khả năng diễn ra bởi có quá nhiều nước tham gia vào vụ việc này và thúc đẩy căng thẳng phát triển ngày một cao hơn.hơn. (Tổng hợp từ TPO, TNO, TTO, Infonet, VN Media)