Những người có liên quan đến vấn đề giáo dục con người, về văn hóa, xã hội thì thực sự không quan tâm một cách chính đáng, chỉ nói trên văn bản giấy tờ." />

Trẻ sẽ học theo văn hóa ứng xử Mr Đàm, Hà Hồ

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Những người có liên quan đến vấn đề giáo dục con người, về văn hóa, xã hội thì thực sự không quan tâm một cách chính đáng, chỉ nói trên văn bản giấy tờ.

Đời sống) - "Niềm tin là động cơ quan trọng để thúc đẩy trẻ, khi không còn tin vào ai nữa thì rõ ràng nó sẽ học cái xấu nhanh, học cái lố lăng nhanh khiến nhân cách biến đổi. Hàng loạt những đứa trẻ vi phạm pháp luật nhiều hơn, mức độ phạm tội lại gia tăng, phong phú, đa dạng hơn, cái mức độ ác, gây tổn thất lớn, tội ác rùng rợn lại rất nhiều. Hậu quả ấy đang xảy ra trong xã hội chúng ta. Bao nhiêu vụ giết người, con giết bố vì không cho tiền đi sinh nhật, giết bạn bè, người thân chỉ để có tiền..." - TS Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý nhận định.

 

Từ đầu năm đến nay chúng ta đã phải chứng kiến rất nhiều vụ người lớn “làm gương xấu” cho trẻ em, với những hành vi phản cảm: Phụ huynh chen lấn, đạp đổ cổng trường để mua hồ sơ xin học cho con; VTV3 phát đi hình ảnh dìm mèo xuống nước cho trẻ con xem, chương trình Vietnam's Got Talent của nhà đài cũng khiến tâm hồn các bé bị thương tổn sâu sắc.
 
Và gần đây nhất trong gameshow The Voice, các HLV chèo kéo thí sinh về phía mình quá lố bằng vật chất, dạy thí sinh hạ nhau để tồn tại. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của trẻ. Xung quanh vấn đề này, Phunutoday đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia tâm lý giáo dục.
 
TS Nguyễn Thị Kim Quý: Trẻ gây tội ác nhiều là cái giá phải trả của người lớn
 
Gần đây nở rộ rất nhiều chiêu để quảng cáo với nhiều cách khác nhau, đặc biệt trong giới văn nghệ sĩ. Có thể nói những hiện tượng đó có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ, khiến chúng cứ nghe theo, làm theo.
 
c
Hình ảnh phản cảm từ hành vi đạp đổ cổng trường xin học cho con của các bậc phụ huynh.
Ví dụ như chuyện họ nói xấu nhau, ca sĩ Thanh Lam lên tiếng nghi ngờ khả năng dạy dỗ của 2 ca sĩ trong chương trình Giọng hát Việt thì cả Hồ Ngọc Hà và Đàm Vĩnh Hưng đều có những phản ứng không hay lắm, lời lẽ không phù hợp khi họ đã là người nổi tiếng, là người của công chúng, phải hết sức giữ mình.
 
TS Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý
Một khi anh không giữ mình sẽ trở thành tấm gương phản cảm và nhiều khi có những người họ học theo.
 
Đặc biệt là thế hệ trẻ, kinh nghiệm sống của họ ít, chúng sẽ thấy sự hiếu chiến để chống trả bằng mọi cách. Đó là sự giáo dục không hay dành cho chúng.
 
Ngay cả sự chèo kéo trong chương trình này dù mang tính chất vui vẻ nhưng chính cách chèo kéo đã khiến người ta thấy tính văn hóa không cao, và rất nhạt nhẽo.
 
Đáng nhẽ đây là điều phải “tuýt còi”, và trao đổi, rút kinh nghiệm nhưng lại không. Anh chiếu cho nhiều người xem chứ không phải một nhóm người, mà đây lại là lớp trẻ. Rõ ràng cách đó thể hiện không hay.
 
Những điều mà chúng ta thấy rõ ràng rằng cách ứng xử của người lớn: nếu anh không suy nghĩ một cách thấu đáo, vô tình tạo ra cách giáo dục không tốt đến học sinh, đến trẻ con nó sẽ bắt chước. Người lớn không gương mẫu sẽ trở thành tấm gương xấu. Từ cha mẹ tranh giành suất học, xô đẩy chen lấn nhau rất thiếu văn hóa. Người lớn ứng xử như vậy thì trẻ con học theo là đương nhiên.
 
Hiện nay tôi thấy việc giáo dục của mình có nhiều vấn đề. Kiến thức nặng về sách vở, xa rời thực tiễn, khi vận dụng vào thực tế nhiều thi thiếu, cái giáo dục thiết thực nhất là có kỹ năng sống, cái ứng xử, tức là học lễ nghi đối đáp, ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp của trẻ hạn chế.
 
Rồi thầy đọc trò ghi, nhồi nhét kiến thức là chính dẫn đến trẻ không có động cơ, mục tiêu học tập. Đương nhiên khi chán chúng bắt đầu tìm đến các sao trên báo, trên ti vi để thể hiện mình, giống như chết đuối vớ phải cọc vậy.
 
Đâu đâu cũng là những hành vi xấu đối lập với những lời dạy tốt đẹp trẻ sẽ mất niềm tin. Và một khi mất niềm tin là mất tất cả. Giáo dục hình thành niềm tin cho con người đã khó khăn rồi, bây giờ tự mình lại phá vỡ niềm tin đó đi thì làm sao xây dựng được niềm tin tốt được.
 
Niền tin là động cơ quan trọng để thúc đẩy trẻ, khi không còn tin vào ai nữa thì rõ ràng nó sẽ học cái xấu nhanh, học cái lố lăng nhanh khiến nhân cách biến đổi. Hàng loạt những đứa trẻ vi phạm pháp luật nhiều hơn, mức độ phạm tội lại gia tăng, phong phú, đa dạng hơn, cái mức độ ác, gây tổn thất lớn, tội ác rùng rợn lại rất nhiều. Hậu quả ấy đang xảy ra trong xã hội chúng ta. Bao nhiêu vụ giết người, con giết bố vì không cho tiền đi sinh nhật, giết bạn bè, người thân chỉ để có tiền...
 
Vì mất niềm tin, những hành vi tốt tìm mãi thấy không có nhiều, cho nên chỉ cần một hành vi tốt là chúng sẽ thấy ngưỡng mộ. Bởi trong bản thân nó vẫn có tính hướng thiện. Nhưng vì xã hội xung quanh xấu như vậy, những người xấu nhiều thì nó học theo.
 
Chính vì vậy, người ta đã coi những hình ảnh vô cảm là bình thường, còn hành vi tốt là quá hiếm. Bởi cái ác không bị trừng phạt đích đáng, không được lên án, không có dư luận xã hội để phê phán những hiện tượng đấy. Không có dư luận xã hội để ủng hộ những hành vi ứng xử nhân văn.
 
Trẻ gây tội ác nhiều đấy là cái giá phải trả của người lớn. Nếu mình cứ không làm, không tìm cách giáo dục con mình thì cả xã hội này nó thay đổi. Trẻ con là thế hệ tương lai để tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất nước này, nếu như vậy thì làm sao có người để xây dựng xã hội tốt đẹp được. 
 
Hiện nay, chúng ta chưa biết cách tạo dựng dư luận tốt cũng như truyền thông bây giờ đang quên đi vai trò chức năng của mình là định hướng dư luận, chỉ đưa tin mang tính giật gân nhiều mà tính chất giáo dục ít.
 
Khơi lại niềm tin cho giới trẻ rất khó, vấn đề ở chỗ những nhà quản lý phải hết sức quan tâm, giáo dục làm sao trẻ con có được mục tiêu cuộc sống rõ ràng. Bên cạnh đó, người lớn phải gương mẫu, anh không gương mẫu thì không thể nói được.
 
Và điều quan trọng ở người làm quản lý rằng anh phải xử lý, giải quyết các vấn đề xã hội, như tham nhũng, hối lộ phải xử lý nghiêm minh mới răn đe được, khi đó người lớn sẽ không làm bậy, như thế sẽ không ảnh hưởng tới trẻ con.
 
ThS Nguyễn Thị Mai, Trưởng Bộ môn Tâm lý trẻ em, Trường CĐSP Trung ương: Nhà trường không giáo dục đạo đức trẻ em đến nơi đến chốn!
 
Lứa tuổi trẻ từ 0 đến 18 tuổi là tuổi đang hình thành nhân cách bản thân, nhân cách chúng chưa được ổn định, cấu trúc nhân cách tầm tuổi này luôn luôn thay đổi.
 
Có thể hôm nay là cấu trúc nhân cách tốt, nhưng ngày mai chỉ cần tiếp xúc một môi trường xấu đã hình thành cấu trúc nhân cách xấu ngay tức khắc.
 
Các giám HLV của The Voice ra sức đưa những chiếc
Các giám HLV của The Voice ra sức đưa những chiếc "bánh ngon", thậm chí làm tất cả để đạt mục đích được phát trên truyền hình quốc gia VTV.
 
Khi trẻ đi học trước tiên thầy cô phải dạy chúng những hiểu biết về xã hội, và ngay trong gia đình bố mẹ cũng dạy cho con cái những hiểu biết về đời sống xã hội, cách hành xử với chuẩn mực như thế nào. Và những hiểu biết về chuẩn mực xã hội đó sẽ chi phối hành động của đứa trẻ. 
 
Hàng ngày nếu như người lớn chúng ta dạy trẻ những điều hay mà bản thân chúng ta lại có những hành vi xã hội không tốt như vậy thì đứa trẻ sẽ rất lúng túng bởi vì chúng không biết vận dụng những hiểu biết ấy trong cuộc sống như thế nào?
 
Và có thể nói người lớn làm những việc như đã kể trên là tấm gương rất xấu khiến đứa trẻ lúng túng từ việc lĩnh hội kiến thức xã hội cho đến việc có hành động, hành vi thực tế ra sao.
 
Chúng ta có rất nhiều khẩu hiệu rằng hãy dành những điều tốt đẹp cho trẻ nhưng những gì như chúng ta làm vừa rồi lại khiến cho đứa trẻ rất lúng túng trong việc ứng xử với xã hội.
 
Với một số trẻ em nó có hiểu biết, có trách nhiệm nó bắt đầu mất lòng tin vào người lớn và chúng sẽ cư xử như người lớn.
 
Bản thân người lớn không còn là một tấm gương cho nó học tập và ảnh hưởng giáo dục của người lớn đối với trẻ bây giờ nó không còn uy tín nữa. Xung quanh toàn những lừa đảo, dối trá thì chúng không thể tin vào những điều tốt đẹp.
 
Đạo đức của các em bây giờ được giáo dục như thế nào, theo tôi nhà trường cũng không giáo dục đạo đức trẻ em đến nơi đến chốn.
 
Bản thân những cô giáo, thầy giáo đủ nhân cách để dạy trẻ con là không có, tuy không phải tất cả nhưng đa số chạy theo cơ chế thị trường cho nên họ kiếm tiền bằng việc làm của họ. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức cho đứa trẻ bây giờ nhà trường không chú trọng nhiều. 
 
Tôi thấy rất rõ một điều, khi tôi dạy cao đẳng tiếp xúc với sinh viên năm thứ nhất mới ra khỏi nhà trường cấp 3, lên học cao đẳng tôi thấy đạo đức rất nhiều em có ý nghĩ rất sai lệch trong ứng vấn đề ứng xử giữa người và người. Bị đồng tiền chi phối. Bởi nó bị chi phối môi trường của người lớn, tất cả xã hội chạy theo đồng tiền.
 
Nếu như chúng ta đưa trẻ vào trải nghiệm trong cuộc sống mà thiếu sự hiểu biết thì trẻ con đang trong giai đoạn hình thành nhân cách nó sẽ bắt chước người lớn và giống như người lớn thôi, giống như xã hội nó đang trải nghiệm. Nếu chúng ta đưa trẻ em vào cuộc sống nhưng không trang bị cho chúng sự hiểu biết thì chắc chắn sẽ là như thế. 
 
>>Từ đạp đổ cổng trường tới giáo dục giành giật trên VTV

 

  • Khải Anh (Thực hiện)
    [links()]                                                                                                                                                                                                             
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn