Vịt bệnh quay ướp hóa chất, Bộ Y tế báo cáo vắcxin

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Vịt có nguồn gốc không rõ ràng có khi nhập lậu về từ Trung Quốc sau đó được tẩm hóa chất rồi nướng, kiểm tra thịt lợn bơm nước, Bộ Y tế báo cáo vắc xin 5 trong 1 Quivaxemhellip; gây chú ý cả tuần qua.

Bảo vệ người tiêu dùng) – Vịt có nguồn gốc không rõ ràng có khi nhập lậu về từ Trung Quốc sau đó được tẩm hóa chất rồi nướng, kiểm tra thịt lợn bơm nước, chó Thái về VN, Bộ Y tế báo cáo vắc xin 5 trong 1 Quivaxem… gây chú ý cả tuần qua.
Vịt quay thơm, giòn nhờ hóa chất

Tờ VietQ đưa tin, những người bán hàng vịt nướng nói rằng, vịt nướng vỉa hè chủ yếu là vịt bệnh hoặc vịt Trung Quốc đóng thùng đá nhập lậu. Trước khi quay, để vịt bắt mắt, các chủ quán phết lên vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng phổ biến.

vit-tam-hoa-chat-Phunutoday.vn.jpg
Vịt được tẩm hóa chất để thành ngon lành, bắt mắt. Ảnh: VietQ.

Phụ gia dùng cho vịt nướng chủ yếu được các quán ăn mua tại chợ Đồng Xuân, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 - 4.000 con gà, vịt.

Một chủ kiot chuyên cung cấp các loại phụ phẩm thực phẩm không ngần ngại "bật mí": Bột tạo màu và độ giòn cho vịt, ngan quay là sản phẩm độc hại nếu đem dùng cho thực phẩm, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người hỏi mua.

Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70 độ C vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều. Sau đó nhúng vịt vào hỗn hợp này rồi để ráo trước khi đem phơi. Vịt khi nướng sẽ có màu vàng rất bắt mắt, có độ giòn và rất thơm. Vịt nếu không bán hết, hôm sau đem quay lại vẫn giòn và có thể để cả tuần mà không bị hỏng.

Chó Thái về VN

Tuần qua tờ CNN công bố một thông tin điều tra khá bất ngờ, một lượng chó lớn được chuyển lậu từ Thái Lan về Việt Nam, để làm thịt.

Theo các tổ chức bảo vệ động vật, những kẻ buôn lậu thường đi tìm bắt chó ở xung quanh các gia đình nuôi động vật hoặc cả những con chó đi lạc ở khắp Thái Lan, sau đó bán sang Việt Nam, thậm chí là tới Trung Quốc, nơi những con chó giống thường bán được giá cao.

cho-thai-nhap-ve-vn-Phunutoday.vn.jpg
Chó Thái được thu gom và nhập lậu về Việt Nam.

Mỗi con chó ở Thái Lan có thể được bán với giá 10 USD. Khi sang đến Việt Nam và bán tại các nhà hàng, mức giá của nó lên tới 60 USD. Theo điều tra của các nhà hoạt động vì quyền động vật mỗi năm có chừng 200.000 con chó bị buôn lậu từ Thái sang Việt Nam.

Các nhà hoạt động bảo vệ động vật ước tính, mỗi năm, tại Việt Nam tiêu thụ hơn 1 triệu con chó, bởi vậy mà nạn buôn lậu chó ở khu vực sông Mekong đang bùng nổ.

Sẽ làm rõ việc bơm nước vào thịt lợn

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, Bộ NN&PT-NT sẽ có chỉ đạo các đơn vị chức năng của điạ phương điều tra, làm rõ sự việc bơm nước vào lợn và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyết định trên được đưa ra khi cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau kiểm tra và bắt quả tang một số lò mổ tại tỉnh này bơm nước cho lợn để tăng trọng lượng thịt trước khi giết thịt.

Theo các chuyên gia, việc bơm nước vào lợn hơi trước khi mổ khó có thể đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bởi việc bơm nước sẽ phá vỡ cơ cấu của thớ thịt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Vì vậy, người tiêu dùng khi lựa chọn thịt, cần để ý và lựa chọn kỹ càng sản phẩm có màu sắc tươi khác thường, không nên mua thịt lợn không rõ nguồn gốc. Và cơ bản là “hãy là người tiêu dùng thông thái”.

Thu hồi nước lau sàn gỗ chứa vi sinh vật gây hại

Cục Quản lý cạnh tranh hôm 6/6 đã ra thông báo về vụ việc thu hồi sản phẩm nước lau sàn gỗ SOFIX Parquet 3 in 1 của Henkel dung tích 1.000ml. Theo đó tất cả các lô sản phẩm này có xuất xứ từ CHLB Đức.

Nguyên nhân thu hồi là do sản phẩm có chứa một số vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng có hệ thống miễn dịch yếu khi sản phẩm dính vào tai, mắt, miệng hoặc vết thương hở. Thời gian thu hồi từ ngày 28/5/2013 đến khi thu hồi toàn bộ sản phẩm.

Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng sản phẩm, đóng nắp chai cẩn thận và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi sản phẩm được thu hồi. Các cửa hàng bán lẻ ngừng bán và niêm phong tất cả các sản phẩm, đồng thời mau chóng thông báo cho đơn vị thu hồi biết số lượng sản phẩm hiện đang có trong cửa hàng.

Bộ Y tế trả lời đại biểu Quốc hội về vắc xin Quinvaxem

Trước chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về việc Bộ Y tế đột ngột cho ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có công văn trả lời.

bo-y-te-bao-cao-vac-xin-Phunutoday.vn.jpg
Trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem là 5 hay 9?

Theo Bộ trưởng, vắc xin có chứa kháng nguyên, khi tiêm có thể xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong đối với cá nhân có cơ địa mẫn cảm.

Tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2013, toàn quốc ghi nhận 5 trường hợp tử vong sau tiêm chủng, chứ không phải 9 như báo chí nêu. Trong đó có 4 cá không phải do vắc xin, một ca chưa rõ nguyên nhân.

Và Bộ trưởng khẳng định, để đảm bảo an toàn, Bộ quyết định dừng tiêm vắc xin này để tìm nguyên nhân.

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ trưởng Tiến bị đánh giá là “lách” số liệu, khi chỉ thống kê 3 tháng đầu năm 2013, trong khi 2 tháng cuối năm 2012 cũng có 4 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem. Và những ca này xảy ra liên tục, tháng nào cũng có, kéo dài từ tháng 11/2012 sang năm 2013. Nếu cộng tổng lại, thì có 9 ca tử vong sau tiêm chủng vắc xin Quivaxem. Đấy là chưa kể những ca tai biến được cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng.

Và vì vậy, ngày 3/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ Y tế trước ngày 20/6 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tiêm chủng trong 10 năm qua.

Trong báo cáo, Bộ Y tế phải nêu rõ các loại vắc xin đã sử dụng, xuất xứ vắc xin, hiệu quả phòng bệnh, giá tiền mỗi liều vắc xin đối với mỗi loại; các trường hợp bị phản ứng... Phó Thủ tướng cũng đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về tạm dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem.

  • Phạm Thanh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT