Gừng Trung Quốc tại VN cực độc, Cục khuyên ’cứ ăn’

( PHUNUTODAY ) - một loại thuốc trừ sâu cực độc.

Lấy 50 mẫu gừng ở Hà Nội và TP HCM kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện một mẫu có dư lượng hóa chất Aldicarb - một loại thuốc trừ sâu cực độc có thể gây tổn thương hệ hô hấp, mờ mắt, đau đầu, nôn mửa... Tuy nhiên, Cục đã kịp thời trấn an người dân vì nguy cơ gừng Trung Quốc nhiễm hóa chất Aldicarb ở nước ta không cao, chỉ cần rửa sạch và bóc kỹ vỏ gừng trước khi sử dụng.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết trên VnExpress, trước thông tin nông dân Trung Quốc sử dụng Aldicarb trong sản xuất gừng, Cục Bảo vệ thực vật đã tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm gừng nhập khẩu. Đồng thời Cục đã tiến hành lấy 50 mẫu gừng Trung Quốc hiện có tại 10 chợ lớn trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM để kiểm tra.

Kết quả phát hiện 1 mẫu gừng lấy tại chợ Bình Điền - TP.HCM có dư lượng Aldicarb là 0,06ppm, cao hơn so với mức quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (0.02ppm) và gấp 1,2 lần so với mức cho phép của EU và Nhật bản (0.05ppm).

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung Aldicarb vào danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gừng cũng như các loại củ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam.  

Ông Hồng cũng cho biết người dân không nên quá lo lắng vì nguy cơ gừng Trung Quốc nhiễm hóa chất Aldicarb ở nước ta không cao (xét cả về tỷ lệ mẫu có chứa dư lượng thuốc sâu và mức dư lượng thực tế phát hiện thấy). Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Bảo vệ thực vật vẫn khuyến cáo người sử dụng gừng nên rửa sạch và bóc kỹ vỏ gừng trước khi sử dụng.
 

Gừng Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Gừng Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu

Cách trấn an của người đứng đầu Cục Bảo vệ Thực vật khiến nhiều người nghĩ đến hướng dẫn chọn măng an toàn của Bộ Y tế cách đây chưa lâu. Măng vốn được xem như một sản phẩm thực phẩm đặc sản truyền thống thường được nhiều gia đình sử dụng phổ biến trong dịp tết và trong thực đơn các bữa tiệc. Tuy nhiên, việc cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu măng khô có tồn dư hóa chất lưu huỳnh vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng đã làm không ít người dân lo lắng…

Cụ thể, vào trung tuần tháng 9/2012 lượng chức năng Thanh Hóa cũng đã phát hiện và bắt giữ 530 kg măng sợi khô đã được sấy, hấp bằng lưu huỳnh. Qua kiểm tra cho thấy hàm lượng lưu huỳnh trong số măng này vượt hàng trăm lần so với mức cho phép. Tháng 10/2012, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tiêu hủy 25 tấn măng tươi sơ chế bằng lưu huỳnh.

Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã có một loạt hướng dẫn người dân chọn mua thực phẩm an toàn cực kỳ cụ thể, chi tiết để bảo vệ sức khỏe từ cách chọn măng, trứng, thịt, rau...

Theo Bộ Y tế măng khô an toàn là măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày. Khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc. Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nylon có nhãn mác, có địa chỉ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tuy nhiên, khi nhìn tờ hướng dẫn chọn thực phẩm an toàn của Bộ Y tế, những người bán hàng cho biết những thứ đó họ biết thừa, thậm chí hướng dẫn của Bộ... sai.

Chị Nguyễn Thị Khá, tiểu thương ở chợ Triều Khúc, Hà Nội cho rằng: “Măng Việt Nam lấy từ vùng núi, của đồng bào dân tộc nên thường có màu xám xỉn, hơi đen. Hàng mà Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn quá, chỉ có hàng chế biến qua thuốc mới có thể đẹp được như thế”.

Theo tư vấn của người bán hàng, măng an toàn là măng khô, nhìn gầy, có màu đen hoặc xám hơn bình thường, có mùi gác bếp vì bà con dân tộc thường phơi măng xong để gác bếp. Măng mốc không bán được sẽ được thu mua lại, xử lý thành măng đẹp như Bộ y tế hướng dẫn người dân mua.

Còn chị Nguyễn Thị Thường (ở Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), làm nghề buôn măng từ Yên Bái về Hà Nội gần 10 năm nay, cho rằng hướng dẫn trên của Bộ... sai.

"Măng khô "xịn" là măng mỏng, khi ngâm vào nước mới nở ra. Ở đây bảo chọn măng có bề rộng thịt dày nhưng thịt dày là người ta đã ngâm qua lưu huỳnh cho nở.

Nhiều nơi để măng cả củ ép rồi sấy, không phơi, còn ngai ngái rồi ngâm qua lưu huỳnh cho không mốc, dày thịt. Đừng bao giờ chọn măng dày như thế. Măng củ phải thái mỏng ra phơi mới ngon.

Bình thường làm sao bẻ gẫy măng được, chỉ khi vừa mới phơi khô xong, còn giòn thì mới bẻ được. Cũng giống như quần áo phơi nắng xong vừa mang xuống có cảm giác khô giòn, nhưng sau 2 tiếng thì "ỉu", chị Thường nói.

Ngoài ra, chị Thường cũng gợi ý nên chọn măng màu nâu nhạt hoặc đen như được gác bếp.

Xem ra, các hướng dẫn của Cục Bảo vệ Thực vật và Cục An toàn thực phẩm khó làm cho người dân yên tâm, dù chỉ là tạm thời.

 

  • Kim Hảo (Tổng hợp)

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn