Phạt ngoại tình chỉ treo đấy cho vui vậy thôi

( PHUNUTODAY ) - Dự thảo quy định việc xử phạt đối với hành vi ngoại tình như trên chỉ là ban hành Luật để cho có, treo đấy cho vui vậy thôi, còn thực tế thì còn xa vời lắm...

Dự thảo quy định việc xử phạt đối với hành vi ngoại tình như trên chỉ là ban hành Luật để cho có, treo đấy cho vui vậy thôi, còn thực tế thì còn xa vời lắm.

[links()]
 
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp, trong đó có nội dung hôn nhân gia đình.
 
Mặc dù mới là dự thảo, nhưng nghị định đã vấp phải không ít phản ứng trái chiều của dư luận cả về mức phạt và tính khả thi. Có ý kiến cho rằng phạt ngoại tình có 200.000 đồng đến 1 triệu đồng thì sẽ sẵng sàng bỏ tiền ra để chịu phạt, thậm chí có thể bỏ ra nhiều hơn để ngoại tình.
 
Giờ đây Bộ tư pháp đưa ra luật phạt ngoại tình cũng chỉ là để đó cho có, cho vui thôi, còn tính khả thi thì không thực tế chút nào hết
Giờ đây Bộ Tư pháp đưa ra luật phạt ngoại tình cũng chỉ là để đó cho có, cho vui thôi, còn tính khả thi thì không thực tế chút nào hết

Dẫu biết rằng, trước tình trạng ngoại tình, quan hệ ngoài chồng, ngoài vợ tràn lan, phố biến như hiện nay thì việc đưa ra một hình thức xử phạt hành chính là cần thiết, song dư luận cho rằng ngoài việc quy định mức phạt quá thấp thì căn cứ để xử phạt cũng cần phải thật rõ ràng. 

Chẳng hạn như việc xác định thế nào là chung sống như vợ chồng? Thế nào là vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng?... là điều hết sức khó khăn khi đây là lĩnh vực tình cảm và nhạy cảm. Thậm chí thực tế đặt ra câu hỏi rằng có những cặp tình nhân tuổi xế chiều, họ vẫn đến ăn, ở chung sống, chăm sóc, nương tựa lẫn nhau, nhưng không có quan hệ tình dục thì có được coi là “chung sống như vợ chồng” hay không? 
 
Còn với quy định về “hậu quả nghiêm trọng”, có những người là nạn nhân của ngoại tình họ không tự tử, nhưng họ héo mòn thân xác, chết dần theo thời gian thì tính sao? Hay có những gia đình tan nát, đổ vỡ bên trong nhưng vì sỹ diện, vì con cái, vì các mối quan hệ xã hội nên bề ngoài họ vẫn che giấu bằng sự êm ấm giả tạo thì lúc đó sẽ chứng minh như thế nào?
 
Hơn nữa việc ngoại tình mà vì sỹ diện, hay sợ phiền phức rồi không tố cáo thì làm sao biết để phạt đây? Mà có người vợ/người chồng nào lại muốn tố cáo tình trạng chồng/vợ mình ngoại tình không? Hay chỉ tội làm lớn chuyện rồi xấu chàng thì hổ ai. Mà không khéo tố cáo xong thì lại mang tiền túi của mình ra mà nộp phạt cho chồng/vợ mình ý chứ.
 
Từ những ý kiến phân tích và những câu hỏi từ thực tiễn, khiến dư luận cho rằng Dự thảo quy định việc xử phạt đối với hành vi ngoại tình như trên chỉ là ban hành Luật để cho có, treo đấy cho vui vậy thôi, còn thực tế thì còn xa vời lắm. 
 
Nước ta đã ban hàng ra luật chống hút thuốc lá tại nơi công cộng, người nào vi phạm sẽ bị phạt từ 50.000 – 100.000 đồng. Nhưng vấn đề ai đứng ra phạt thì lại không biết, biển báo cấm hút thuốc treo thì cứ treo, còn ai hút thì cứ hút đấy thôi. Có thấy ai bắt bẻ gì đâu, có thu được đồng nào vào ngân sách quốc gia đâu?
 
Giờ đây Bộ tư pháp đưa ra luật phạt ngoại tình cũng chỉ là để đó cho có, cho vui thôi, còn tính khả thi thì không thực tế chút nào hết. Thiết nghĩ trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp ra tăng, trộm cắp hoành hành, Bộ Tư pháp nên ngồi lại bàn bạc, nhìn nhận lại thực trạng xã hội, đưa ra những chính sách kinh tế, tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục kinh tế để dân được nhờ, điều đó sẽ thiết thực hơn rất nhiều so với việc ngồi đó để nghĩ ra cái luật viển vông thiếu thực tế như vậy. 
 
  • Quỳnh
 
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT