Độc đáo và ý nghĩa với khuôn bánh trung thu hình Trường Sa

(Phunutoday) - Gia đình ông Trần Văn Bảng - xã Tiền Phong, huyện Thường Tín được nhiều cơ sở đặt làm mẫu khuôn có hình biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa...
Cùng với các mẫu khuôn truyền thống, năm nay, gia đình ông còn được nhiều cơ sở đặt làm mẫu khuôn có hình biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa...

Cùng với các mẫu khuôn truyền thống, năm nay, gia đình ông còn được nhiều cơ sở đặt làm mẫu khuôn có hình biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa...

Theo ông Bảng cho biết, đây là mẫu khuôn do một chủ cơ sở sản xuất bánh Trung thu trên Xuân Đỉnh (Hà Nội) đặt làm.

Theo ông Bảng cho biết, đây là mẫu khuôn do một chủ cơ sở sản xuất bánh Trung thu trên Xuân Đỉnh (Hà Nội) đặt làm.

Nhưng về sau, nhiều người đến xưởng và nhìn thấy mẫu khuôn này cũng đã đặt làm vì sự độc đáo, ý nghĩa của nó.

Nhưng về sau, nhiều người đến xưởng và nhìn thấy mẫu khuôn này cũng đã đặt làm vì sự độc đáo, ý nghĩa của nó.

Ngoài ra, cũng có những mẫu khuôn lạ như, mẫu khuôn bánh được chia ra làm 30 chiếc bánh nhỏ khác nhau...

Ngoài ra, cũng có những mẫu khuôn lạ như, mẫu khuôn bánh được chia ra làm 30 chiếc bánh nhỏ khác nhau...

Bên cạnh đó là những mẫu khuôn truyền thống như: Hoa, chim phượng, rồng, cá chép và con thú...

Bên cạnh đó là những mẫu khuôn truyền thống như: Hoa, chim phượng, rồng, cá chép và con thú...

Một mẫu khuôn rời được nhiều người lựa chọn.

Một mẫu khuôn rời được nhiều người lựa chọn.

Mẫu khuôn gỗ hình rồng phượng sau khi hoàn thành và cho ra sản phẩm. Giá của những chiếc khuôn gỗ này dao động từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng tùy theo độ tinh xảo và kích thước.

Mẫu khuôn gỗ hình rồng phượng sau khi hoàn thành và cho ra sản phẩm. Giá của những chiếc khuôn gỗ này dao động từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng tùy theo độ tinh xảo và kích thước.

Tuy nhiên, để làm ra được những chiếc khuôn bánh Trung thu như vậy người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn và tốn công sức. Đầu tiên là khâu chọn gỗ sau đó chia ra nhưng miếng nhỏ để tạo phôi. Gỗ dùng làm khuôn phải là gỗ thị hoặc xà cừ còn tươi, không được ngâm nước.

Tuy nhiên, để làm ra được những chiếc khuôn bánh Trung thu như vậy người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn và tốn công sức. Đầu tiên là khâu chọn gỗ sau đó chia ra nhưng miếng nhỏ để tạo phôi. Gỗ dùng làm khuôn phải là gỗ thị hoặc xà cừ còn tươi, không được ngâm nước.

Sau đó phôi gỗ sẽ được bào nhẵn, vẽ hình, khoan để tạo khuôn cơ bản.

Sau đó phôi gỗ sẽ được bào nhẵn, vẽ hình, khoan để tạo khuôn cơ bản.

Công đoạn quan trọng nhất là đục họa tiết cho khuôn. Điều này đòi hỏi người thợ phải khéo léo, cẩn thận bởi nếu lệch một chút là chiếc khuôn có thể phải bỏ đi.

Công đoạn quan trọng nhất là đục họa tiết cho khuôn. Điều này đòi hỏi người thợ phải khéo léo, cẩn thận bởi nếu lệch một chút là chiếc khuôn có thể phải bỏ đi.

Ông Trần Văn Bảng chia sẻ: 'Do lợi nhuận không cao cộng với việc phải cạnh tranh với những khuôn bánh bằng nhựa của Trung Quốc nên hiện tại còn rất ít gia đình tại xã Tiền Phong còn duy trì nghề làm khuôn gỗ này' .

Ông Trần Văn Bảng chia sẻ: "Do lợi nhuận không cao cộng với việc phải cạnh tranh với những khuôn bánh bằng nhựa của Trung Quốc nên hiện tại còn rất ít gia đình tại xã Tiền Phong còn duy trì nghề làm khuôn gỗ này" .

Tuy nhiên, vì lòng yêu nghề nên nhiều gia đình tại xã Tiền Phong vẫn cố gắng duy trì. Mỗi khi rảnh rỗi, ông Bảng lại ngồi hướng dẫn con cháu mình cách làm khuôn để nghề truyền thống không bị mất đi.

Tuy nhiên, vì lòng yêu nghề nên nhiều gia đình tại xã Tiền Phong vẫn cố gắng duy trì. Mỗi khi rảnh rỗi, ông Bảng lại ngồi hướng dẫn con cháu mình cách làm khuôn để nghề truyền thống không bị mất đi.

Huy Phương (Theo VOV)