Người Việt ở Anh cắt nghĩa cuộc bạo loạn London

( PHUNUTODAY ) - Sau những kinh hoàng diễn ra, dư luận mới vội vàng đi tìm nguyên nhân của ngọn lửa giận dữ. Có vẻ như, nguyên nhân đó ai cũng biết nhưng lại cố tình lờ đi. Liệu thay vì chờ đợi đến khi London cháy hết, chính phủ Anh mới bắt đầu làm tròn công việc của mình (?!)

Sau những kinh hoàng diễn ra, dư luận mới vội vàng đi tìm nguyên nhân của ngọn lửa giận dữ. Có vẻ như, nguyên nhân đó ai cũng biết nhưng lại cố tình lờ đi. Liệu thay vì chờ đợi đến khi London cháy hết, chính phủ Anh mới bắt đầu làm tròn công việc của mình (?!)

[links()]
Chuyện của nạn nhân trẻ...

Mô tả ảnh.
Cyclist Ashraf Haziq

Chàng sinh viên Malaisia Cyclist Ashraf Haziq 20 tuổi gầy gò ốm yếu kể lại vụ việc của mình. Cậu được tìm thấy khi ngất trong vũng máu trên đường phố London. Cậu bị đấm vào hàm và đầu.
Sau khi tỉnh lại ở bệnh viện Cyclist Ashraf Haziq cho biết: trong vụ hỗn loạn cậu bị đánh và bị xô ngã. Một số thanh niên bịt mặt đã đỡ cậu dậy nhưng sau đó cướp điện thoại di dộng và tiền trong balo của cậu. “Đa số những đối tượng này rất trẻ - có lẽ còn đang học trung học”. Cyclist Ashraf Haziq mới chân ướt chân ráo đến London mong có được cuộc sống học tập ổn định, nay mang nỗi ám ảnh vào người.

Cùng căn nguyên như bạo động năm 1981?

Mô tả ảnh.
Sự hung hăng

30 năm trước đã xuất hiện tình trạng những thanh niên trẻ tuổi nóng nảy ném chai, lọ, gạch vào cảnh sát và đốt phá các cửa hàng vào mùa xuân năm 1981 tại Brixton thành phố nằm ở gần London.

Sheldon Thomas người đã tham gia vào vụ hỗn loạn năm 1981 nói: Bọn tôi đã ném gạch vào xe cảnh sát. Sự khốc liệt đó khiến tôi nghĩ đang thời kỳ chiến tranh. Hồi đó Sheldon Thomas 16 tuổi – người da màu, thất nghiệp. Trong một cuốn phim tài liệu, ông nhớ lại những căng thẳng sắc tộc giữa cảnh sát và dân nhập cư. “Chúng tôi thường bị cảnh sát nhạo báng bằng những từ ngữ không hề hay ho”.

Brian Paddick thời đó là một Trung sĩ trẻ đã trả lời phỏng vấn về vụ bạo động lần này, nói: “ Tất cả những gì có trong tay chúng tôi đều lấy ra làm vũ khí bảo vệ mình. Gạch bị ném tứ tung. Rất may chúng tôi không bị dính bom xăng, rất nhiều nơi tại Brixton và người bị hại đáng kể bởi loại bom này”.

Sau vụ bạo động năm 1981, chính phủ Anh nỗ lực rất lớn để xoa dịu căng thẳng sắc tộc trong xã hội. Đồng thời, họ tìm ra nguyên nhân: cảnh sát đã bừa bãi, không công bằng, cố tình sử dụng quyền hạn để chèn ép người da màu. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa vụ bạo loạn vào mùa xuân năm 1981 ở Brixton và 3 ngày lộn xộn vừa rồi tại London: đất nước Anh đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp cao và cắt giảm mạnh các dịch vụ công.

Nhà văn Alex Wheatle cũng từng tham gia vào vụ nổi loạn trước đây, lúc đó ông mới 18 tuổi, cho biết: hôm thứ 2 ngày 8/9/2011 ông quan sát cuộc nổi loạn xảy ra trước cửa nhà mình – trong khu phố phía nam của London.  Ông thuyết phục những bạn trẻ đừng gây thiệt hại nhưng họ cười khẩy ra điều khoái trí và bỏ đi. Wheatle cho biết, giới trẻ có rất nhiều “bức xúc” với cảnh sát, và họ sẽ giảm tỏa bức xúc đó theo nhiều cách khác nhau.
Mô tả ảnh.
Một phụ nữ nhảy xuống từ một tòa nhà rực lửa trong vụ hỗn loạn hôm thứ 4 ngày 10/4 vừa rồi.

Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
Mâu thuẫn với cảnh sát là nguyên nhân chính (?!)

Thất nghiệp, bất công bằng là bức xúc của giới trẻ!

Cảnh sát cố gắng tìm ra thông tin về tội phạm trên mạng xã hội, nhưng tất cả những gì họ tìm thấy chỉ là những ý kiến trái chiều của người dân trên tất cả các diễn đàn. Có nhiều người cho rằng đây là cuộc phá phách tự phát. Thanh niên đập phá và đốt cháy mọi thứ…Nhưng như thế sẽ còn tốt hơn nếu họ khủng bố hay làm những việc nguy hại đến an ninh quốc gia. Thủ tướng Anh David Cameron ngay lập tức quay về từ kỳ nghỉ ở Ý để cùng người dân “cầm chổi” xuống đường quét dọn. Và sau đó ông đã có cuộc trò chuyện mong xoa dịu ngọn lửa phẫn nộ đang bùng phát.

Nguyên nhân chính là cuộc sống của những người nhập cư và những người nghèo ở London. Totteham là khu vực có nhiều người thất nghiệp nhất. Nếu đến London các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ của những tòa lâu đài, London Bridge, công viên nhà hàng sang trọng… Đó là những nơi dành cho tầng lớp từ trung lưu đến thượng lưu.

Anh Trung Anh, 20 tuổi -  Đại học Mỏ địa chất cho biết: tôi qua London một thời gian để thăm họ hàng – những người có nhiều năm lập nghiệp ở Anh. Tôi rất ngạc nhiên bởi sự cảnh giác của họ khi lái xe buổi tối qua khu vực “nhạy cảm” của London. Đó có những tòa nhà bao diêm gồ ghề, đang xây dựng và hàng quán. Trên đường, những thanh niên da màu quần áo rộng thùng thình đi ngất ngưởng. Chị P, một du học sinh Việt Nam tại Anh cũng cho biết: “Họ có thể xin tiền mình bất cứ lúc nào với dao găm”.

Đây không phải chỉ là vấn đề người trẻ tham gia phạm tội. Hay cái cách phải bắt bằng được “hung thủ” mà cảnh sát vẫn làm. Đây là vấn đề của xã hội. Khi mà 1 số lượng lớn dân chúng cảm thấy mình bị đối xử bất công với đời sống thất học, nghèo khó trước một số ít người kiếm 80% của cải trong xã hội. Theo thống kê của Point ngày 9/8/2011 tại Anh có 20% người thất nghiệp ở độ tuổi từ 19-24. Trong khi chính phủ vẫn mải miết lo lắng cho những  ngân sách bị thâm hụt. Điều gì khiến giới trẻ hứng thú với hổn loạn như vậy ở London? Nguyên nhân tiềm ẩn là sự bất mãn trong giới trẻ và người nghèo ở London, cũng như ở những nơi khác: đói nghèo, điều kiện sống nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp cao và tỷ lệ tội phạm.

Cuộc bạo động 3 ngày vừa qua dấy lên áp lực rút gần ranh giới giữa người giàu và người nghèo.
  • Lê Viên
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn