1. Hết thảy đều là hư ảo, cuộc đời con người bắt đầu từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi, vạn vật biến chuyển không ngừng, nhân duyên sinh rồi diệt. Không có bất cứ điều gì là tồn tại vĩnh hằng.
2. Không thể lỡ lời, lời nói ra như gió thoảng, nhưng đến cả cơ hội thương tiếc cũng không có đâu.
3. Sắc tức là không, không tức là sắc, sự vật nào cũng có hai mặt, vấn đề nào cũng có hai phương diện.
4. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.
5. Phật tại tâm, Phật không ở đền chùa miếu mạo mà ở trong sự nhận thức, giác ngộ của tự bản thân mỗi người.
6. Vợ chồng là duyên phận, tiền kiếp ngoái nhìn nhau 500 lần mới đổi lại một lần gặp gỡ thoáng qua trong kiếp này.
7. Đại bi vô lệ, cực thịnh tất suy, sự vật phát triển đến cực điểm sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại.
8. Đời là bể khổ, quay đầu là bờ, buông dao xuống đất, thành Phật tại chỗ. 9. Bồ đề vốn vô thụ, không sinh thì không diệt, không tham thì không khổ đau.
10. Ta không xuống địa ngục, thì ai xuống địa ngục, địa ngục vốn không tồn tại, chỉ vì tâm sinh dục vọng mà sinh ra. Dục vọng càng lớn, thống khổ càng mãnh liệt, địa ngục càng rộng mở.
4 chân lí của hạnh phúc từ những lời Phật dạy
1. Bản thân cuộc sống không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở cách bạn nhìn nhận nó
Hãy thử tưởng tượng mà xem: Chuyến bay của bạn vừa bị delay và bạn phải ngồi chờ ở sân bay hàng giờ liền. Lúc này bạn thường có 2 dòng cảm xúc: chán nản, tức giận với việc phải chờ đợi, hoặc bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi thay vì bị lắc lư trên một chuyến bay đông người, và điều đó khiến bạn hạnh phúc.
2. Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta thường dễ vui, dễ buồn và thường phản ứng rất nhanh với mọi thứ xung quanh theo bản năng. Càng lớn lên, việc bộc lộ cảm xúc sẽ bị hạn chế lại. Không phải chúng ta trở nên vô cảm mà đơn giản chỉ là chúng ta học được cách kiềm chế cảm xúc.
Khi cuộc sống xảy ra vấn đề, có người chọn cách phản ứng lại bằng những cảm xúc tiêu cực. Có người lại bình tĩnh, hít thở thật sâu và để cho lí trí cân nhắc phương án giải quyết. Với tuýp người thứ hai, họ có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, họ biết cách lùi một bước để thấy được toàn cảnh vấn đề.
3. Học cách chấp nhận để thấy cuộc đời tươi đẹp hơn
Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau. Vậy nên, khi đối diện với thực tế cuộc sống, những chuyện đau lòng hay sự uất ức chúng ta cần phải biết chấp nhận rằng, mọi thứ trong cuộc sống này đâu phải lúc nào cũng như ý muốn của chúng ta... Nếu bạn không thể thay đổi được sự vật, sự việc vậy thì bạn nên học cách chấp nhận nó.
Con người chúng ta thường khổ sở, chạy theo những thứ phù phiếm, xa vời. Vậy tại sao phải làm khổ bản thân như vậy, hãy tập buông bỏ, buông được bao nhiêu, chính là bạn đang giúp bản thân bớt đi nỗi buồn khổ bấy nhiêu. Đừng bao giờ nghĩ rằng người khác làm bạn đau khổ, nỗi đau khổ này đến từ chính bạn.
4. Sống thật với cảm xúc của bản thân
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ rơi vào những tình huống không mong muốn. Điều đó đem lại những cảm xúc tiêu cực, những lo âu bất ổn. Có thể bạn sẽ tìm cách né tránh hoặc lờ chúng đi nhưng những cảm xúc tiêu cực không dễ bị mất đi.
Né tránh chưa bao giờ là cách hay để đối mặt với một vấn đề. Bởi vì con đường ngắn nhất để ra khỏi khủng hoảng là đi xuyên qua nó. Những tình huống xấu nhất chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình.
Không trải qua mưa bão, làm sao có thể nhìn thấy cầu vồng. Không phải cứ trốn tránh khó khăn là sẽ có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Ngược lại, nó chỉ làm cho nỗi đau trở nên sâu sắc hơn. Hãy đối mặt và đừng phủ nhận điều đó bởi những cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn là khởi nguồn của sự không hài lòng và hạnh phúc về cuộc sống.
Tác giả: