10 mẹo vặt này có thể cứu sống bạn vào một ngày nào đó

( PHUNUTODAY ) - Những mẹo này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng khi bạn gặp một tai nạn bất ngờ nào đó, nó có thể cứu sống bạn.

Cuộc sống luôn đầy rẫy điều bất ngờ mà nếu không được trang bị đầy đủ kỹ năng, bạn khó mà xoay sở kịp và phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích ai cũng có thể áp dụng để sống sót trong những tình huống nguy cấp. Chúng không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mà còn cứu mạng những người xung quanh nữa đấy.

1. Nhện Cắn

Nghiên cứu khoa học tự nhiên nói rằng Nhện sống xung quanh rất tốt cho chúng ta, chúng ăn các loại côn trùng có thể gây hại cho con người, thế nhưng trên thế giới, có một số loại nhện thực sự rất nguy hiểm.

Vậy nếu một ngày bạn trót bị nhện cắn thì phải làm thế nào?

 

Có khả năng bạn sẽ không phát hiện ra mình bị nhện cắn cho đến khi các triệu chứng sưng tấy, đau ngứa xuất hiện. Khi những triệu chứng đó xuất hiện, bạn còn khoảng 15 phút để đến bệnh viện gần nhất (một số trường hợp nhện có nọc độc cực mạnh thì thời gian bạn còn càng ít).

Trong khoảng thời gian chạy đến bệnh viện cầu cứu này, bạn cần phải bình tĩnh, và chườm đá lạnh, hai hành động này giúp máu mang theo chất độc không lưu chuyển quá nhanh, giảm đau đớn và sưng tấy.

2. Hỏa hoạn

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các vụ hỏa hoạn là do khói chứ không phải lửa. Do đó, hãy cuối người càng thấp càng tốt, nếu có thể dùng một mảnh vải nhúng nước để bịt mũi.

3. Ép tim

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

4. Phân biệt rắn cắn bạn là rắn thường hay rắn độc

Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.

 

Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu… Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

5. Vượt qua sông suối với cái ghế

Vật dụng cần thiết để tạo ra chiếc ghế siêu độc này bao gồm: một sợi dây thừng dài, một con ròng rọc, một chiếc ghế.

Bước thứ nhất, hãy cố định một đầu dây thừng vào một thân cây to, sau đó một người sẽ phải bơi sang đầu bên kia của con sông (suối) và cột chặt đầu còn lại vào một thân cây đối diện.

Sau đó, dùng ròng rọc treo cái ghế lên dây thừng. Tức khắc ta có ngay chiếc ghế di động cực tiện lợi, cực an toàn và đây quả là "chiếc cầu cứu cánh" cho những người không biết bơi.

6. Cách chế tạo ra chiếc máy dập lửa siêu đơn giản

Hòa tan khoảng 450g muối biển với 225g muối amoniac vào hơn 2 lít nước trắng. Đổ hỗn hợp trên vào một chiếc bình xịt.

Khi muốn dập lửa, hãy dùng bình này xịt trực tiếp vào ngọn lửa. Ngọn lửa đang cháy đùng đùng cũng nhanh chóng được kiểm soát thôi.

7. Đâm xe

Tai nạn xe cộ xảy ra khá nhiều, bạn có thể là người rất mẫu mực, tuân thủ các luật lệ giao thông, không bao giờ uống rượu khi lái xe, không phóng nhanh, vượt đèn đỏ, lấn làn v..v.. nhưng bạn không thể điều khiển được thời tiết và người tham gia giao thông khác.

Có khá nhiều trường hợp, người bị tai nạn là do xe khác đâm vào. Các chuyên gia khuyên bạn nên thắt dây an toàn, và trước khi vụ va chạm xảy ra, bạn nên thả lỏng cơ thể.

Bản năng tự nhiên của con người là căng thẳng khi chứng kiến điều không hay sắp xảy ra với mình, nhưng bạn càng căng cứng bao nhiêu, chấn thương sẽ càng nặng bấy nhiêu vì cứng thì dễ bị bẻ gãy hơn mềm.

Luôn để trong xe những dụng cụ như kéo, dao nhỏ v..v.. đề phòng trường hợp xe bị lật, chảy dầu, hoặc rơi xuống nước, bạn có thể dùng những dụng cụ đó để cắt dây an toàn hoặc phá cửa kính để thoát ra ngoài.

8. Thang Máy Rơi

Tỉ lệ thang máy rơi là rất thấp, vậy nên bạn không cần lo lắng quá khi hàng ngày đều phải sử dụng thang máy.

Có thông tin nói, bạn nên nhảy lên vào khoảnh khắc thang máy chạm xuống dưới đáy, nhưng bạn không biết đó là khi nào, và có khả năng bạn sẽ bị hất rất mạnh đập đầu lên trên trần chấn thương sọ não.

Có thông tin nói, bạn nên thả lỏng, khom người, chống hai tay lên gối và trùng đầu gối xuống, nhưng khi va chạm các xương của bạn phải chống đỡ cả cơ thể, nên sẽ bị lực tác động ngược lại rất mạnh.

Sự lựa chọn tốt nhất là nằm ngửa duỗi hai tay hai chân lên sàn, có thể khi va chạm bạn sẽ gẫy vài cái xương sườn nhưng đây xem ra là sự lựa chọn tốt nhất rồi.

9. Chế ngự cơn hung dữ của chó

Dùng một chiếc gậy dài chừng 2m, nhanh tay đặt ngay chiếc khăn tay hoặc mũ vào đầu gậy hướng về phía chú chó như hình vẽ.

10. Chó Cắn

 

Chó là động vật rất trung thành và đáng yêu, nhưng nếu như bạn gặp phải một con chó dữ, hoặc chó điên thì khung cảnh lại hoàn toàn khác.

Hãy chạy thục mạng nếu có thể. Đừng nhìn vào mắt nó, cũng đừng cười với nó.

Nếu có thứ gì trong tay có thể doạ nó rồi bỏ chạy.

Nếu bị cắn vào tay thì đừng cố giật lại, điều này chỉ càng làm cho nó cắn mạnh hơn. Hãy dùng tay còn lại đấm vào cổ, mắt, mũi những điểm yếu trên người nó.

Và nếu bạn thoát được sau khi bị cắn thì nhớ đến bệnh viện phòng trường hợp chó dại.

Tác giả:

Tin nên đọc