Viên chức là ai?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).
Trong đó:
- Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).
- Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).
- Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 - 60 tháng;
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.
2 người cùng điểm thi viên chức, ai được ưu tiên tuyển dụng?
Khi xét kết quả tuyển dụng viên chức, nếu có từ 02 người có tổng số điểm (điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên nếu có cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển trở lên thì người trúng tuyển được chọn như sau:
- Là người có kết quả phần thi kiến thức chung tại vòng 1 cao hơn (tiêu chí này đã được sửa đổi so với quy định cũ tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Bởi quy định cũ đang căn cứ vào kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn để xác định người trúng tuyển viên chức).
- Xác định theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Ngoài ra, so với quy định cũ tại Nghị định 115, do Nghị định 85 cho phép viên chức được đăng ký 02 nguyện vọng khác nhau nên nếu không trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì được xét ở nguyện vọng 02.
Trường hợp có 02 người trở lên bằng điểm nhau ở nguyện vọng 2 thì xác định người trúng tuyển vẫn thực hiện theo nguyên tắc ở trên.
Nếu vẫn còn chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm sau khi đã xét đủ 02 nguyện vọng thì căn cứ kết quả thi, người trúng tuyển sẽ được xác định như sau:
- Tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng ở đơn vị khác mà có cùng tiêu chuẩn, cùng hội đồng thi, cùng hình thức thi và chung đề thi với vị trí việc làm của đơn vị còn chỉ tiêu tuyển dụng.
- Người trúng tuyển phải đáp ứng đủ điều kiện: Điểm thi vòng 2 phải đạt từ 50 điểm trở lên.
Lưu ý: Không bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ sau áp dụng với người không được tuyển dụng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ nay: 1 trường hợp duy nhất bị truất quyền thừa kế dù là con ruột, ai cũng cần biết
-
Từ nay: Có 9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, không bị thu phí
-
Từ năm 2024: 3 nhóm đối tượng này được hoàn trả tiền BHYT, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Trường hợp nào một mảnh đất có nhiều Sổ đỏ vẫn hợp pháp?
-
Năm 2023 trở đi: Diện tích tối thiểu để được tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?