2 trường hợp bị thu hồi và tạm giữ CCCD trong năm 2024- 2025: Người dân nên biết kẻo thiệt thòi

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định những trường hợp này bị thu hồi và tạm giữ CCCD ai cũng nên biết sớm.

 

2 trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân sẽ bị thu hồi, tạm giữ nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân, cụ thể như sau:

(1) Trường hợp bị thu hồi CCCD vĩnh viễn là những công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

(2) Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:

- Tất cả những người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Tất cả những người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào bị thu hồi và tạm giữ CCCD

Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Luật Căn cước công dân 2014 nghiêm cấm hành vi thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.

Người nào có thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân?

Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản (1);

- Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản (2).

Trường hợp nào bị thu hồi và tạm giữ CCCD

Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014: Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân được quy định như sau:

- Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.

- Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.

- Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014.

- Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tác giả: Min Min