Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, giấy tờ quan trọng của cá nhân được tích hợp gọn nhẹ hơn. Giờ đây người dân có thể đi khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT mà không cần mang theo thẻ BHYT. Điều này giúp người dân thuận tiện, tránh phiền phức hơn rất nhiều, không biết thì rất thiệt thòi.
Sử dụng căn cước công dân gắn chip
Theo công văn 931/BYT-BH được Bộ Y tế ban hành có nội dung hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Qua thời gian thí điểm hiện nay trên toàn quốc hiện có 12.455 cơ sở y tế bệnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc), với trên 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.
Theo đó, người dân có thể sử dụng CCCD gắn chip để thay thế cho BHYT giấy. Cụ thể, sau khi người dân xuất trình thẻ CCCD cho nhân viên y tế tại cơ sở khám chữa bệnh để quét mã QR. Có hai trường hợp có thể xảy ra.
Trong trường hợp thông tin về tham gia BHYT của người dùng chính xác, hợp lệ cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành. Đồng thời, cơ sở khám chữa bệnh sẽ thông tin cho người bệnh biết để sử dụng CCCD gắn chip cho những lần đi khám chữa bệnh BHYT sau đó.
Còn nếu trường hợp thông tin về tham gia BHYT chưa hợp lệ thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ giải thích để người bệnh biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD gắn chip chưa thể thực hiện được. Lúc này, thật đáng buồn vì người bệnh cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh, hoặc sử dụng các ứng dụng có thể hiện thông tin hợp lệ về tham gia BHYT.
Sử dụng ứng dụng VNeID
Bên cạnh căn cước công dân gắn chip, công văn 931/BYT-BH của Bộ Y tế cũng cho phép sử dụng ứng dụng VNeID để thay thế cho BHYT bằng giấy.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là người dân đã phải hoàn thành đăng ký định danh điện tử
mức 2. Sau đó, tại cơ sở khám chữa bệnh người dân thực hiện những thao tác sau:
Bước 1: Mở cài đặt VNeID trên điện thoại di động sau đó đăng nhập tài khoản VNeID.
Bước 2: Chọn mục "Ví giấy tờ" sau đó chọn "Thẻ BHYT"
Bước 3: Nhập mã để xác minh người dùng
Bước 4: Xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế xác minh và hướng dẫn thủ tục theo đúng quy định.
Sử dụng ứng dụng VssID
Theo công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (CV 1493/BHXH-CSYT về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID) thì từ ngày 01/06/2021 người dân có thể không cần mang theo thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Theo công văn, thì khi người dân đi khám chữa bệnh BHYT có thể đăng nhập ứng dụng VssID trên điện thoại bằng tài khoản cá nhân. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID nếu cơ sở khám chữa bệnh không có đầu đọc. Bằng cách này thông tin của bệnh nhân sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác.
Các cơ sở khám chữa bệnh có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan BHXH để phối hợp giải quyết.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Ai có ký hiệu này trên BHYT sẽ được hưởng quyền lợi cực cao: Nếu không biết dễ thiệt thòi
-
Người dân được nhận lại viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục, biết sớm kẻo thiệt
-
Từ tháng 8/2023: Ai có điều kiện này, khi tham gia BHYT sẽ được hưởng quyền lợi quan trọng chưa từng có
-
Năm 2023: Dùng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh mà làm việc này là phạm pháp, sẽ bị phạt rất nặng
-
Bắt đầu từ 8/2023: Ai tham gia BHYT 5 năm liên tục cần làm thêm 1 điều này mới được hưởng đủ quyền lợi