3 điều cha mẹ hối tiếc nhất trong quá trình nuôi dạy con cái: Không thay đổi về sau con cái thường bất hiếu

( PHUNUTODAY ) - 3 điều này mà các bậc cha mẹ hối tiếc nhiều nhất khi dạy con cái.

Thiếu kiên nhẫn, thường quát mắng con

Kết thúc một ngày làm việc, nhiều người trở về nhà trong tình trạng vô cùng mệt mỏi. Họ không tránh khỏi việc nóng giận rồi quát mắng con cái. Tình trạng này kéo dài thường xuyên khiến đứa trẻ áp lực, tủi thân.

Không đứa trẻ nào khi sinh ra đã hoàn hảo, bởi đôi lúc trẻ có những hành vi nghịch ngợm, quậy phá hoặc phạm phải lỗi sai nào đó. Điều này là chuyện bình thường và xuất hiện ở mọi đứa trẻ. Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc la hét, dọa nạt con là “vũ khí” lợi hại để con sửa chữa lỗi sai nhưng đây là cách giáo dục không mang lại hiệu quả tốt.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sau này lớn lên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chúng. Ngoài ra cũng ảnh hưởng đến hành vi, học tập, giao tiếp xã hội, kỹ năng phản ứng và vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

(ảnh minh họa)

Chính vì những hệ lụy này khiến nhiều cha mẹ cảm thấy hối hận khi đã nặng lời với con trong quá trình nuôi dạy. Họ tiếc không thường xuyên dành cho con những lời lẽ yêu thương, động viên nhiều hơn.

Dạy con nghe lời một cách máy móc

Không ít đứa trẻ chán học, chống đổi vì không phải không theo nổi trường mà bởi vì bị cha mẹ ép học. Cha mẹ đôi khi vì cái tôi hoặc danh vọng mà bắt con phải làm theo lựa chọn của mình dẫn đến những hệ lụy cho tương lai sau này của trẻ.

(ảnh minh họa)

Vì thế, trong cách giáo dục và hướng nghiệp, cha mẹ chỉ nên hướng dẫn, gợi mở cho con hiểu được những điều: Được – mất, tốt – xấu. Cha mẹ không nên áp đặt “con phải thế này, con phải thế kia” để rồi sau này, trẻ mất đi khả năng độc lập trong suy nghĩ, chỉ nhắm mắt làm theo lời người khác. Đến khi sự việc không thành, trẻ trở nên thất vọng, chán chường, thậm chí có hành động dại dột hủy hoại bản thân.

Kiệm lời khen với con cái

(ảnh minh họa)

Kiệm lời khen chính là vấn đề phổ biến của cha mẹ hiện nay. Nhiều đứa trẻ bị cha mẹ kỳ vọng, tạo áp lực mà dần trở nên trầm tư, khép kín. Một đứa trẻ nếu như bị cô giáo phạt, lần đầu tiên sẽ cảm thấy đỏ mặt. Nhưng tới lần thứ hai bị phạt cảm thấy hơi xấu hổ. Lần thứ ba lại cảm thấy không sao cả. Số lần và thời gian trôi qua giống như sự ‘miễn nhiễm’. Những lời nói và hành động coi thường bản thân không còn có thể khuấy động những gợn sóng nội tâm.

Đây là tình trạng rất nguy hiểm, về lâu dài sẽ khiến chúng trở nên ngỗ ngược. Cũng như người lớn, trẻ cần được tôn trọng và sự động viên khi làm tốt một công việc nào đó.

Tác giả: Truy Nguyệt