Có 3 đức tính tốt mẹ nên duy trì, để truyền cho con nguồn năng lượng tích cực nhất
1. Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ
Con dù lớn hay nhỏ đều cần có không gian riêng, và cha mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư của con cái. Đừng tùy tiện thâm nhập hay đào sâu vào những bí mật mà trẻ không muốn nói đến, như đọc nhật ký hay lục lọi cặp sách của con. Nếu tâm sự là chuyện riêng tư của con, hãy tôn trọng con, không tự ý tiết lộ chuyện riêng tư, hay đề cập đến người khác.
2. Giữ lời hứa
Các mẹ nên nhớ giữ lời hứa, nhất là với con là rất quan trọng. Vì con thành thật hay giả dối, tất cả đều do phẩm chất làm cha mẹ này quyết định. Làm cha mẹ, khi đã đồng ý với yêu cầu của con cái thì nên thu xếp thời gian để thực hiện lời hứa đó. Nhờ đó tạo được niềm tin trong lòng trẻ. Ngược lại, nếu nuốt lời, trẻ sẽ vô tình học cách nuốt lời, thiếu trách nhiệm và áp dụng vào cuộc sống.
3. Ít phàn nàn, so sánh
Dù bạn có khó chịu đến đâu, đừng bao giờ so sánh con mình với đứa trẻ khác. Thay vào đó, hãy vui vẻ giúp con khám phá những khả năng tiềm ẩn, khuyến khích con sống thật và tự tin là chính mình. Nếu cha mẹ thường xuyên phàn nàn, so sánh con mình với người khác chỉ khiến trẻ bị ám ảnh và ghen tị.
Có 3 điều cha mẹ không nên làm, nếu muốn con tự lập và có trách nhiệm
1. Trả lời giúp con
Khi con được người lớn hỏi, bố mẹ đừng ngại con nói linh tinh mà trả lời hộ con. Cha mẹ làm như vậy không phải để bảo vệ con mà là tước đi quyền được lớn lên và phát triển của trẻ. Nếu không chủ động trả lời, lâu dần trẻ sẽ trở nên thụ động, hạn chế khả năng ngôn ngữ và tư duy kém linh hoạt.
Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con trả lời, điều này sẽ giúp con mạnh dạn hơn. Nếu câu hỏi quá khó, có thể gợi ý khéo léo, tạo không gian thoải mái để trẻ không hoảng sợ, xấu hổ.
2. Kiểm soát tiền tiết kiệm của con
Đứa trẻ nào cũng có tiền tiết kiệm riêng, được lì xì hoặc được người thân tặng quà. Nếu cha mẹ kiểm soát toàn bộ, sẽ khiến trẻ cảm thấy mất tự tin, ngột ngạt vì bị kiểm soát quá mức.
Cha mẹ kiểm soát toàn bộ tiền tiết kiệm sẽ khiến trẻ cảm thấy mất tự tin, ngột ngạt vì bị kiểm soát quá mức.Vì vậy, cha mẹ nên cho con một số tiền nhất định, dạy con cách quản lý, chi tiêu khoa học. Thậm chí, có thể áp dụng phương pháp: trả tiền cho con mỗi khi con hoàn thành xuất sắc việc nhà sẽ giúp con biết quý trọng sức lao động của mình.
3. Làm bài tập về nhà và việc nhà cho trẻ
Trẻ em có xu hướng gặp khó khăn khi thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề với cha mẹ. Tuy nhiên, đừng ngại khó và cầm bút làm bài hộ con. Thay vào đó, hãy dành thời gian đọc kỹ câu hỏi, hỏi xem con bạn có hiểu vấn đề không. Giúp con tháo gỡ từng nút thắt cho đến khi con hiểu ra vấn đề.
Tự làm bài tập sẽ giúp bé có được sự tự tin, lòng tự trọng và phát triển trí tuệ một cách tích cực nhất.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Người xưa nói: “2 điều kỵ khi nuôi dạy con trai, 5 điều kỵ khi nuôi dạy con gái”, đó là những điều gì?
-
5 “bùa hộ mệnh” cha mẹ để lại cho con, đáng giá hơn vàng bạc
-
Muốn dạy dỗ con thành tài, có “3 điều cấm kỵ” trong gia đình
-
Có 4 kiểu nuôi dạy con dễ khiến trẻ gặp áp lực, lớn lên sẽ cục tính nóng nảy
-
Cha mẹ đừng luôn than "nhà mình nghèo lắm", nó sẽ có tác hại 'khủng khiếp' với con trẻ