Cha mẹ luôn muốn để lại cho con cái thật nhiều của cải và tài phú. Tuy nhiên, ngoại trừ của cải vật chất ra, cha mẹ nên để lại cho con 5 loại tài phú này, bồi dưỡng cho con những tính cách và hành trang tốt đẹp.
Tình thân
Đối với con cái mà nói, sự đoàn viên của những người trong gia đình là tình cảm ấm áp nhất, đó chính là những kí ức tuổi thơ tốt đẹp nhất. Đã từng có một cuộc phỏng vấn dành cho những bạn nhỏ từ 15-20 tuổi, hỏi xem điều ấn tượng nhất của chúng đối với cha mẹ là gì?
Một cậu thanh niên trong số đó được phỏng vấn, xúc động nói: “Hồi tôi 5 tuổi, một ngày nọ, tôi và em trai tôi tan học, đang ngồi ở trên bậc thềm cạnh cổng trường chờ bố mẹ đến đón. Ngay ánh mắt đầu tiên mẹ tôi nhìn thấy hai anh em tôi ngồi ở đó, mẹ tôi đã mở rộng vòng tay và nở một nụ cười thật tươi trên môi. Giây phút đó, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc”.
Bên cạnh đó, cũng có những đứa trẻ cảm thấy rất hờ hững, không tỏ vẻ quan tâm: “Tôi không có một chút ấn tượng nào đối với bố mẹ/ Bố mẹ của tôi chỉ thích chơi điện thoại/ Bố mẹ của tôi vốn dĩ không quan tâm đến tôi”.
Có thể thấy rằng, hai trải nghiệm tuổi thơ hoàn toàn khác nhau, có thể định hình nên những quan điểm sống khác nhau của mỗi người.
Làm cha mẹ, khi bạn có thời gian tiếp xúc và trò chuyện với con cái, đừng nên bỏ qua những chuyện tưởng như vụn vặt, hãy cùng con tạo nên những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ, để sau này không lưu lại tiếc nuối. Muốn trẻ hiểu được sự khó khăn, vất vả của cha mẹ và yêu thương gia đình, vậy thì, sự đồng hành của cha mẹ chính là cách duy nhất và tốt nhất.
Lòng biết ơn
Kì thực, lòng biết ơn là một đức tính nên có ở mỗi người, cũng là một biểu hiện của đức tính lành mạnh. Cha mẹ hiểu được lòng biết ơn thường sẽ bồi dưỡng cho con cái cách nhìn ôn hòa về cuộc sống, không trở nên ích kỷ và chỉ biết lợi riêng cho bản thân mình.
Những đứa trẻ trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, luôn không thể cảm nhận được hạnh phúc thực sự. Đôi khi không đạt được những điều bản thân mong muốn, chúng thường trách móc người khác, oán giận cha mẹ, chúng coi tất cả những gì người khác làm cho chúng đều là đương nhiên, bởi vậy mà không biết quý tiếc, không biết trân trọng.
Cho con gần gũi với thiên nhiên
Rất nhiều những bậc cha mẹ, vì lo lắng cho con mình, sợ chúng bị tổn thương nên cứ muốn giữ chúng ở trong nhà, không nghĩ rằng, môi trường tự nhiên cũng là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Môi trường tự nhiên rộng lớn ngoài kia, chính là sân vận động to lớn để trẻ có thể thỏa thích khám phá, không chỉ mở ra một tầm nhìn lớn cho trẻ, mà còn giúp trẻ tăng trưởng khả năng sáng tạo.
Cùng với sự phát triển về thể chất của trẻ, khi chúng có đầy đủ không gian cho các hoạt động ngoài trời, khi bước vào trạng thái học tập, chúng sẽ thỏa thích khám phá.
Chịu được cái khổ
Nhà tâm lý học nổi tiếng Maslow cho biết: “Khó khăn và thử thách, đối với một đứa trẻ mà nói, đó không phải là chuyện gì xấu, then chốt ở chỗ, thái độ của chúng khi đối mặt với khó khăn, thử thách”.
Cần phải biết rằng, không có bậc cha mẹ nào có thể theo con được cả đời, càng không có bậc cha mẹ nào có thể chăm sóc con cái được cả đời. Ngày hôm nay, bạn không muốn để con cái phải chịu khổ, kiến thức mà chúng đạt được cũng sẽ ngày càng ít, nỗi khổ mà chúng phải chịu đựng trong tương lai sẽ ngày càng lớn.
Thích đọc sách
Đọc sách là một thói quen rất tốt, có thể gia tăng kiến thức, mở mang tư duy, tịnh hóa tâm hồn, tu thân dưỡng tính. Hình thành thói quen đọc sách đối với sự phát triển lâu dài của đứa trẻ, là một quá trình lâu dài.
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên dưỡng thành cho con trẻ không khí đọc sách tốt, cha mẹ có thể đưa con trẻ đến các nhà sách, thư viện để khiến cho con trẻ nuôi dưỡng niềm say mê với sách.
Bản thân cha mẹ cũng cần nâng cao kĩ năng đọc của bản thân, làm tấm gương tốt cho cái để chúng noi theo.