Cha mẹ xem thường con cái
Một số gia đình thì cha mẹ không hề đối xử công bằng với các con. Những đứa trẻ được cha mẹ coi trọng lúc nào cảm thấy sẽ là dựa vào tình yêu của cha mẹ mà làm những điều không đúng đắn. Những đứa con không được cha mẹ yêu thương sẽ không còn niềm tin vào gia đình, khi nhỏ không được yêu thì lớn lên sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng.
Đã là cha mẹ thì nhất định phải yêu thương các con như nhau. Có thế thì lúc về già con cái mới tận tâm báo hiếu.
Cha mẹ luôn mặc kệ con cái
Đây chính là những thói quen và tính cách của trẻ đều học được từ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ cứ phớt lờ con dù con có hành động sai trái, lúc nào cũng bao biện cho con. Kết quả là con cái không có ý thức chăm sóc mẹ sau này.
Đồng thời tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái cũng làm suy yếu đi ý thức biết ơn của cha mẹ. Thậm chí khi lớn lên, chúng sẽ cho rằng tình yêu và sự tử tế của cha mẹ dành cho con cái là điều đương nhiên.
Cha mẹ không làm gương
Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ, môi trưởng gia đình tốt và bầu không khí gia đình chính là nền tảng cho sự phát triển của con trẻ.
Nếu cha mẹ có một số tật xấu hoặc bản thân không phải là người hiếu thảo thì việc muốn con cái hiếu thảo với mình cũng rất khó.
Nhất là trong những gia đình có người cha vô hình, họ không tham gia quá trình nuôi dạy con, để con có được tình yêu của người cha. Đương nhiên say này thì cũng khó được con cái yêu thương lại.
Dù hiếu thảo với cha mẹ chính là đạo đức truyền thống được cả xã hội ủng hộ, nhưng cách hành xử của cha mẹ thực sự khiến con cái khó mà hiếu kính với cha mẹ được. Bằng cách này, thay vì trách con cháu bất hiếu, người cao tuổi nên làm tốt công việc của mình khi còn trẻ và làm gương tốt cho con cháu.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
5 tật rất xấu hóa ra chỉ người thông minh mới sở hữu, ai có 1 điều thôi cũng xuất chúng hơn người
-
Cổ nhân dạy chẳng sai: Những gì cho đi sẽ trở lại, bạn có tin vào điều ấy không?
-
3 loại người trên đời: Người giả vờ giàu, người giàu giả vờ nghèo, kiểu thứ 3 không làm gì nhưng thông minh nhất
-
Cổ nhân dạy: "Người lông mày thô rậm tràn xuống bờ mi chớ dại tới gần", nếu lại gần thì sao?
-
Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới là kinh điển ít ai biết được