Những ngành nào tăng lương cao nhất?
Theo báo cáo, năm 2023 chỉ còn 5 công ty tham gia khảo sát sẽ "đóng băng" việc tăng lương, trong đó tất cả công ty Việt Nam đều dự kiến sẽ tăng lương cho nhân viên.
Dự đoán xu hướng tăng lương năm 2023 của doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có sự chênh lệch và đều tăng trưởng ở mức 7,1%, dần quay trở lại mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát và đây là tín hiệu khả quan của sự phục hồi nền kinh tế.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng top 3 nhóm ngành có mức tăng lương cao nhất là công nghệ cao (tăng 8,88%), bảo hiểm (tăng 8,2%), dược phẩm và thiết bị y tế (tăng 7,6%).
Trong khi đó, nhóm 3 ngành có mức tăng lương thấp nhất là dầu khí và khai khoáng (tăng 3,6%), sản xuất (6,1%) và bán lẻ (tăng 6,2%).
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bất động sản là nhóm ngành trả lương cao nhất. Đây cũng là ngành duy nhất mà doanh nghiệp Việt trả lương cao hơn doanh nghiệp nước ngoài bởi đặc thù cần am hiểu quy định, luật Việt Nam cũng như kế hoạch phát triển đa ngành của nhóm doanh nghiệp này.
Đáng chú ý, báo cáo lương thưởng năm 2022 cho thấy, lần đầu tiên sau nhiều năm, mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp từ đại học Việt Nam và du học sinh tại đại học nước ngoài là ngang bằng nhau (khoảng 10,6 triệu đồng/tháng).
Nhóm ngành nào sẽ thưởng lớn nhất?
Trong nhóm các doanh nghiệp nước ngoài, lĩnh vực tài chính bao gồm: Ngân hàng và phi ngân hàng (gồm các công ty cho vay tiêu dùng, quỹ đầu tư, chứng khoán, quản lý quỹ…) là nhóm ngành có tỷ lệ thưởng dự kiến cao nhất trong năm 2022, tỷ lệ thưởng từ 43%-20,8% lương cơ bản năm.
Lĩnh vực có mức thưởng dự kiến cao thứ 3 là nông nghiệp, với tỷ lệ thưởng là 20,3% lương cơ bản năm.
Trong khi đó, nhóm ngành có tỷ lệ thưởng dự kiến thấp nhất là bán lẻ (10,9%), năng lượng tái tạo (14,2%) và vận tải và hậu cần (15,4%).
Người lao động trẻ đang gặp những áp lực gì?
Báo cáo lương, thưởng năm 2022 cho thấy trong cấu trúc nguồn lao động thì thế hệ Gen Y2 (sinh năm 1990-1996) và Gen Z (sinh 1997 trở về sau) đang chiếm khoảng 54% lực lượng lao động.
Mỗi đối tượng người lao động đang gặp những áp lực công việc khác nhau. Nếu như người lao động là các bậc cha mẹ mất 2 ngày làm việc năng suất mỗi tuần do căng thẳng và chăm sóc con cái thì người lao động Gen Z rất lo lắng tương lai công việc và sự nghiệp. Các bạn nữ giữ vai trò quản lý thì đang phải chịu áp lực kép lớn từ công việc và gia đình.
Đồng thời, người lao động trẻ có xu hướng lựa chọn công ty có các chế độ hướng đến sự linh hoạt và quan tâm hạnh phúc toàn diện.
Tác giả: Mộc
-
Chỉ còn 3 trường hợp viên chức được 'biên chế suốt đời' năm 2023, đó là những ai?
-
8 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, người dân phải biết kẻo mất quyền lợi
-
Từ 1/7/2023 tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng lên như thế nào? Người lao động nên biết tránh thiệt thòi
-
3 nhóm đối tượng này không được tăng lương hưu, tăng tiền trợ cấp xã hội trong năm 2023?
-
Thêm 2 đối tượng được nhận tiền trợ cấp xã hội hàng tháng, người dân nên biết tránh thiệt thòi