Theo quy định mới tại Luật Viên chức sửa đổi 2019, viên chức tuyển dụng sau 1.7.2020 chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được ký hợp đồng không xác định thời hạn hay còn gọi là "biên chế suốt đời" là viên chức tuyển dụng trước ngày 1.7.2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, theo quy định này, vẫn có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời", đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc cũng như thu nhập của viên chức.
Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 1.7.2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương cơ sở 2022 với công chức, viên chức là 1.490.000 đồng/tháng.
Ban đầu, chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức dự kiến thực hiện từ năm 2021 (theo Nghị quyết 27-NQ/TW).
Sau đó, Quốc hội đã lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1.7.2021 sang ngày 1.7.2022. Tuy nhiên, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách tiền lương, dẫn đến việc lùi cải cách tiền lương với cán bộ công chức, viên chức.
Cụ thể, tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022:
Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương
- Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
- Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp. …
Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2022, Quốc hội đã quyết định lùi thực hiện chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức. Đồng thời, yêu cầu tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để thực hiện chế độ tiền lương mới vào thời điểm thích hợp.
Mặc dù theo quy định nêu trên, viên chức được tính lương theo hệ số và mức lương cơ sở cố định nhưng để tăng thu nhập cho viên chức, đối tượng này sẽ được tăng lương thường xuyên và tăng lương đột xuất.
Tăng lương thường xuyên: Viên chức đáp ứng hai tiêu chuẩn nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức).
Tăng lương trước hạn (tăng lương đột xuất): Do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoặc người đã có thông báo nghỉ hưu.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Tính năng tuyệt vời trên điện thoại Iphone bị "giấu kín": Giải quyết nhiều vấn đề rắc rối ai cũng cần
-
Những ai có CCCD gắn chip nhưng vẫn giữ CMND cũ cần chú ý 2 điều quan trọng sau
-
Người giàu chẳng bao giờ nói: Có tiền không gửi ngân hàng mà làm ngay việc này để tiền đẻ ra tiền
-
Lương tối thiểu vùng tăng, công chức viên chức có được điều chỉnh tăng hay không?
-
5 ngân hàng có lãi suất cao nhất tháng 9/2022 với kỳ hạn 6 tháng