1. Tìm kiếm sự chú ý:
Người sống giả tạo vốn rất chú trọng đến vẻ bề ngoài, ưa danh tiếng và thường hay tìm kiếm sự chú ý từ mọi người xung quanh. Trong khi đó, người thật lòng lại ngược lại, họ luôn lẳng lặng tập trung vào công việc chính của mình, không muốn gây những điều tiếng ồn ào không cần thiết. Vậy mới nói, người không có gì thường nổ như pháo hoa. Còn người tâm sáng như ngọc quý lại thủ thế giữ mình
2. Dễ dàng hứa hẹn nhưng chẳng bao giờ thực hiện:
Đối với người thật lòng, lời hứa là danh dự, uy tín và quan trọng. Họ không hứa thì thôi, một khi đã hứa sẽ tìm mọi cách để thực hiện chúng. Nhưng với người giả tạo thì ngược lại. Lời hứa với họ chỉ là gió thoảng mây bay. Họ cứ hứa thế đã, nhưng thực hiện hay không lại là một câu chuyện khác.
3. Chỉ giúp người khác khi có lợi cho mình:
Người giả tạo sống theo tiêu chỉ: Trời không vì mình trời chu đất diệt, theo hướng hoàn toàn tiêu cực. Họ chỉ biết đến mình, làm mọi thứ vì mình, thậm chí lòng tốt họ ban phát cũng phải thu được lợi cho mình. Ngược lại, nếu việc đó chẳng mang lại cho họ lợi lộc gì, họ sẽ tìm cách né tránh. Thậm chí, dù người kia đang trong cơn thập tử nhất sinh, họ cũng vẫn bàng quan, thậm chí còn "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
4. Ưa chỉ trích:
Tâm lý chung của người đạo đức giả là thiếu cảm giác an toàn. Thấy người khác thành công hơn mình, họ thường cảm thấy bị đe dọa, coi thường, tìm cách trù dập, chỉ trích, không tiếc lời gièm pha nói xấu người đó.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
"Cưới ngay kẻo lỡ'' nếu người đàn ông có những biểu hiện ''vàng' này khi yêu phụ nữ nhé
-
Phụ nữ không thương mình thì chẳng có ai thương, 4 câu ''thần chú'' hãy an ủi bản thân nếu phụ nữ quá khổ
-
Là phụ nữ muốn ưu tú, sống có khí chất thì đừng vì cô đơn mà yêu bừa cưới đại, dễ tin đàn ông
-
Những dấu hiệu của cặp vợ chồng có duyên tiền định, sinh ra để ở bên nhau trọn đời
-
Lần đầu tiên bạn trai nhắc tên H'Hen Niê trên mạng xã hội