4 biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị sốc nhiệt và "tuyệt chiêu" phòng tránh những nguy hại mùa nắng nóng

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu xảy ra ở những người trên 50 tuổi và trẻ em, nhưng nắng to và kéo dài như hiện nay người trẻ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh nhân bị sốc nhiệt?

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao đột ngột, quá mức (thường trên 40 độ C) do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một thời gian dài, trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi. Từ đó, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm mất nước, chất điện giải gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt của thần kinh trung ương.

Người bị sốc nhiệt thường có các biểu hiện như:

Thân nhiệt tăng cao

Đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết sốc nhiệt. Khi bị sốc nhiệt nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng cao và mất kiểm soát (lớn hơn hoặc bằng 40 độ C) có thể kèm theo tình trạng sốt cao và toát mồ hôi.

Thay đổi trạng thái tinh thần và hành vi

Khi bị sốc nhiệt não bộ sẽ bị tổn thương do đó bạn sẽ gặp các hiện tượng như đau đầu (đầu có thể đau nhức nhỏi), chóng mặt, lú lẫn, nói lắp và trở nên dễ cáu kỉnh. Ngoài ra, bạn có thể bị mê sảng mà không hề hay biết, cơ thể có những triệu chứng co giật, dễ bị hôn mê bất tỉnh.

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não hoặc các cơ quan nội tạng trong cơ thể

Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu xảy ra ở những người trên 50 tuổi và trẻ em, nhưng nắng to và kéo dài như hiện nay người trẻ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh nhân bị sốc nhiệt?

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn là một trong những biểu hiện vật lý phổ biến nhất của sốc nhiệt. Tuy không phải là dấu hiệu đặc trưng của sốc nhiệt nhưng hiện tượng này đi kèm mệt mỏi và đau nhức cơ, đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phải chịu đựng rối loạn thân nhiệt nghiêm trọng.

Khi bị sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng gây ra bạn sẽ cảm thấy làn da của mình trở nên nóng và có màu đỏ, khô hơn bình thường khi chạm vào. Nhưng đối với trường hợp sốc nhiệt do gắng sức gây nên thì da sẽ trở nên ẩm ướt hơn.

Suy giảm hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

Thận, tim và gan, phổi là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất khi bị sốc nhiệt. Dấu hiệu đầu tiên phải kể đến đó chính là rối loạn nhịp tim, nhịp tim của người bị sốc nhiệt thường tăng nhanh, mất kiểm soát. Ngoài ra bạn cũng có thể bị tụt huyết áp.

Khi bị sốc nhiệt nhịp thở của bạn cũng trở nên gấp gáp và thở nhanh, nông hơn bình thường.

Những "tuyệt chiêu" phòng tránh sốc nhiệt, tránh gặp nguy mùa nắng nóng

Tự rèn luyện để thích nghi với nóng, lập thời gian luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày, giảm bớt vận động thể lực vào lúc thời tiết quá nóng.

Uống đủ nước và muối. Khi có các bệnh lý nguy cơ thì không được tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng. Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.

Một trong những điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm.

Những ngày nắng nóng , khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang, mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 34 - 35 độ C mà bước vào khu vực có nhiệt độ 20 - 22 độ C sẽ rất nguy hiểm.

Giải pháp để tránh bị sốc nhiệt do đi ngoài trời nắng vào là cần dừng lại 5 - 10 phút đứng ở bóng râm cho ngừng tiết mồ hôi rồi mới bước vào phòng có điều hòa. Lưu ý phòng điều hòa không ở mức nhiệt quá thấp, ví dụ nhiệt độ ngoài trời 40 độ C thì điều hòa cũng cần ở mức 28 độ C.

Trong những ngày nắng nóng cũng cần hạn chế vận động quá sức. Nếu đặc thù công việc yêu cầu phải vận động, hãy uống nhiều nước và tăng số lần nghỉ giữa giờ để cơ thể phục hồi tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh chất lỏng có caffein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.

Tác giả:

Tin nên đọc