4 loại rau củ quả mùa đông mẹ cần cẩn thận khi cho bé ăn
Khoai lang
Khoai lang chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, khoai lang còn là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, carotene tốt cho bé trong quá trình ăn dặm.
Tuy nhiên nếu mẹ cho bé ăn các món từ khoai lang, hoặc ăn khoai lang trực tiếp vào bữa tối sẽ khiến bé dễ bị trào ngược a-xít. Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non nớt dễ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa khiến bé ngủ không ngon giấc. Để tốt nhất cho bé, mẹ nên làm các món từ khoai lang cho bé ăn vào bữa trưa.
Cà rốt
Món canh cà rốt củ cải su hào rất được các mẹ chuộng nấu vì ngon và rất ngọt nước. Một số mẹ cho con ăn dặm còn xay chung cà rốt và củ cải.
Trên thực tế cách nấu này không sinh độc, sinh hại nhưng lại không tốt nếu tính về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Su hào
Thay vì ăn cho ăn phong phú các loại rau thì các bà mẹ thường chọn rau củ như su hào, loại củ phổ biến trong mùa đông vì nghĩ rằng su hào vị ngọt thì sẽ nhiều dinh dưỡng. Nhưng loại rau tốt nhất cho trẻ em lại chính là những loại rau có lá màu xanh sẫm hoặc củ màu vàng. Ví dụ như su hào, củ cải ít vi chất dinh dưỡng hơn nhiều so với rau muống, rau ngót.
Vì thế, mẹ đừng cố hầm nước su hào để cho bé ăn, hãy thay thế cho bé bằng một vài thìa rau xanh sẽ đủ chất hơn.
Bí ngô
Bí đỏ chứa caroten, caroten sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A – quan trọng với thị giác của bé. Cho bé ăn bí đỏ là tốt, tuy nhiên, nhiều bà mẹ bận rộn thường chế biến sẵn rồi để tủ lạnh, sau đó hâm lại cho bé ăn.
Đây là điều cực kỳ sai lầm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hạn chế tối đa việc bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh (tuyệt đối không bảo quản bí đỏ ở ngăn đá) vì khi ấy, bát bí đỏ dành cho bé sẽ ngả sang màu nâu vàng – không an toàn khi cho bé ăn lại.
Thêm vào đó, Khá nhiều dưỡng chất có trong bí đỏ sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng; vì thế, khi chế biến bí đỏ, bạn nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi bạn cắt bí thành miếng; ngay khi nấu xong, bạn nên cho bé ăn bí ngay khi nó còn ấm.
Ngoài ra khi cho bé ăn trong mùa đông các mẹ cũng cần phải lưu ý những điều sau:
* Thực phẩm không nên cho bé ăn trong mùa đông
- Thực phẩm có tính hàn
Vào mùa đông, các mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con, điển hình có thể kể tới như rau câu, lươn, nghêu sò... Ngược lại, mẹ có thể thay thế những loại thực phẩm này bằng những loại thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt hay thịt để đảm bảo cung cấp đủ chất cho con.
Khí hậu khô hanh, mẹ có thể lưu ý sử dụng những thực phẩm chứa nhiều nước tốt cho sức khỏe của bé, ví dụ như củ cải có thể chữa ho và tiêu đờm, thông cổ họng, đồng thời lại rất mát cho cơ thể, giải độc.
- Không uống đồ lạnh, ăn kem
Các mẹ cần hết sức tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem trong mùa này. Cái lạnh làm giảm sức đề kháng của yết hầu nên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản. Đây là những căn bệnh diễn biến dai dẳng, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và mau chóng bị sụt cân.
Thay vào đó, nên cho con dùng đa dạng các loại nước không lạnh như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nhớ rằng, những loại nước này cũng phải ấm để không ảnh hưởng đến họng của bé.
* Thực phẩm mẹ nên cho bé ăn trong mùa đông:
- Đối với trẻ nhỏ: Có thể nấu cháo thịt lợn, thịt gà hoặc cháo cá; súp khoai tây, cả rốt thịt bò, gà nấm và súp rau tổng hợp.
- Đối với trẻ lớn: Nên cho trẻ ăn cơm nóng với các món canh nấu nhiều loại thực phẩm như canh khoai tây, cà rốt với thịt hoặc sườn; canh bắp cải,…
“Uống đủ nước cũng rất quan trọng (nước nóng, nước canh, sinh tố hoa quả) đối với sức khỏe của trẻ trong mùa đông. Đặc biệt, sữa cho trẻ uống phải theo nhu cầu. Lưu ý, mùa đông nên cho trẻ dùng sữa ấm để tránh mất nhiệt trong cơ thể trẻ, nhất là khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ ngon”, bác sĩ khuyến cáo.
Ngoài ra, cần ủ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi đi ra ngoài thời tiết giá lạnh, ngoài quần áo, khăn, mũ và tất ấm, cần có thêm khẩu trang cho trẻ.
Tác giả: Đỗ Vân Anh
-
10 mẹo vặt này có thể cứu sống bạn vào một ngày nào đó
-
Ngửi mùi hoa sữa nhiều có hại sức khỏe không?
-
7 căn bệnh đáng sợ chị em phải đối mặt nếu thường xuyên thức khuya
-
Vừa mới đăng quang, Tân Hoa hậu Hoàn vũ 2017 đã bị thu hồi vương miện
-
Nguy hiểm khôn lường nếu bạn rã đông thực phẩm không đúng cách