Tiểu đường là một căn bệnh không hiếm gặp và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Theo thông kê năm 2017, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta là 3,54 triệu người.
Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt, thần kinh.
Bệnh tiểu đường có thể chia thành 3 loại chính: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 chủ yếu liên quan đến yếu tố di truyền, độ tuổi mắc bệnh phổ biến là thanh thiếu niên. Trong khi đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến thói quen sống không lành mạnh. Thông thường, sau 40 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Các thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, thức khuya... để góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong các yếu tố gây bệnh này, chế độ ăn uống có thể được coi là lý do quan trọng nhất.
Theo các chuyên gia, có 4 loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người Việt yêu thích làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nước ngọt có gas
Nước có gas là loại đồ uống giải khát phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, chúng không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nước có gas thường chứa nhiều đường cùng các chất tạo màu, tạo ngọt... Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có gas sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, đường ruột, bệnh răng miệng, tim mạch...
Uống nhiều nước ngọt có gas cũng dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì, tăng đường huyết... từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Các loại thịt chứa chất béo bão hòa
Những loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt thăn bò, thịt cừu, nội tạng động vật, thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội...), đồ chiên rán... làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường tuýp 2. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo bão hòa không nên vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày.
Ngũ cốc tinh chế
Trong quá trình sản xuất các loại ngũ cốc tinh chế, phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc sẽ mất đi. Do đó, ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Khi đó, cơ thể cần phải sản xuất nhiều insulin hơn. Việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nước ép trái cây
Mặc dù nước ép trái cây là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe nhưng nước ép trái cây lại không có công dụng như vậy.
Dù có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nước ngọt có gas, nước tăng lực, trà sữa... nhưng nước ép trái cây (cả loại nguyên chất và loại đóng hộp) đều chứa nhiều đường, ít chất xơ, dễ dàng thay đổi chỉ số đường huyết.
Các chuyên gia khuyên rằng, thay vì uống nước ép trái cây, chúng ta nên tăng cường ăn trái cây tươi, vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết vừa bổ sung chất sơ cho cơ thể, duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 khung giờ bệnh nhân tiểu đường dễ biến chứng: BS khuyến cáo ăn 3 loại rau hạ lượng đường trong máu
-
Cô giáo 36t bị tiểu đường dù không ăn đồ ngọt: BS chỉ ra 7 món không ngọt nhưng làm đường huyết tăng vọt
-
7 loại quả 'cực độc' với người tiểu đường, càng ăn càng rút ngắn tuổi thọ
-
Người tiểu đường có 3 khung giờ dễ biến chứng nhất trong ngày: Bs chỉ 3 loại rau giúp hạ đường huyết rất nhanh
-
Cảnh báo sốc nhiệt, đột quỵ vì nắng nóng đỉnh điểm, những ai cần chú ý nhất?