Ngành nghề đầu bếp
Ngành F&B (nhóm ngành kinh doanh đồ ăn, nước uống) và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn… càng phát triển thì ngành nghề đầu bếp càng được trọng dụng. Công việc này không đòi hỏi bằng đại học, linh hoạt được thời gian đồng thời cho nguồn thu nhập cao.
Mức lương đầu bếp tại Việt Nam dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng ở các nhà hàng nhỏ, 15-25 triệu đồng/tháng tại các nhà hàng lớn. Người làm đầu bếp chỉ cần có niềm đam mê mãnh liệt với ẩm thực và sự chăm chỉ. Sau đó, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp chỉ khoảng vài tháng, học phí không quá đắt đỏ và trau dồi qua thời gian bạn làm việc tại các nhà hàng, khách sạn,…
Nghề sale, chăm sóc khách hàng, telesale
Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ ngày nay đều xây dựng cho mình bộ phận sale, telesale (kinh doanh), chăm sóc khách hàng, từ vấn khách hàng. Các seller sẽ làm việc với khách hàng, tư vấn thông tin về dịch vụ/sản phẩm của công ty cho khách hàng, giải quyết các vấn đề khúc mắc, tiến hành chốt đơn và chăm sóc khách hàng sau khi mua sắm, sử dụng dịch vụ.
Công việc không yêu cầu nhân viên phải có bằng cấp “xịn xò” hay trình độ học vấn cao mà thực tế bạn cần là người có khả năng giao tiếp tốt và hiểu về dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Nhân viên sale cần có ngoại hình, nhân viên telesale cần có giọng nói truyền cảm.
Bạn thậm chí không cần phải trải qua bất kỳ một khóa học nào mà chỉ cần vài ngày hoặc vài tuần để đào tạo nghiệp vụ ngắn.
Thu nhập ngành nghề này dao động khoảng 8-25 triệu đồng/tháng tùy thuộc năng lực. Ngoài ra sẽ còn có thưởng hoa hồng, KPI. Mức thưởng cực hấp dẫn, dao động khoảng 10-50 triệu, thậm chí là cả trăm triệu/giao dịch thành công.
Nghề MC, dẫn chương trình
Người dẫn chương trình là người hướng dẫn khán giả trong buổi trình diễn, các chương trình truyền hình, các lễ hội, sự kiện,… Thậm chí người dẫn chương trình có thể là người cầm trịch hoặc linh hồn của chương trình đó.
Hiện nghề dẫn chương trình không có nhiều trường đại học đào tạo nhưng sinh viên khoa báo chí, các ngành xã hội học hoặc nhóm ngành truyền hình đều có thể “đá ngang” sang lĩnh vực này. Nghề này đòi hỏi tốt chất và kỹ năng “thực chiến” thay vì kiến thức hàn lâm tại trường đại học.
Mức lương nhóm ngành nghề này không cố định mà tùy thuộc vào số lượng và quy mô các chương trình mà bạn nhận làm MC. Rất nhiều MC nổi tiếng còn có cơ hội dấn thân vào “showbiz” tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật, trở thành người mẫu ảnh, đại diện thương hiệu hoặc trở thành KOL, KOC… với mức thu nhập “khủng”.
Nghề quản lý nhà hàng, khách sạn
Công việc của người quản lý nhà hàng chú trọng vào quá trình lãnh đạo tập thể nhân viên, đồng thời xử lý các tình huống để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Bạn có thể thi đại học, cao đẳng để học tập trong môi trường chính quy rồi đào tạo chuyên sâu. Hoặc có một cách nhanh hơn là bạn học nghề ở các trung tâm giảng dạy nổi tiếng và tham gia thêm các khóa học kỹ năng mềm chỉ vài tháng. Hoặc từ nhân viên lên cấp quản lý chỉ cần học thêm các chứng chỉ cần thiết đáp ứng yêu cầu của nhà hàng, khách sạn và phục vụ cho công việc.
Theo mặt bằng chung, thu nhập của nghề này dao động từ 18-30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, khách sạn mà bạn đang làm việc.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
3 nghề cực lạ ở Việt Nam: Thu nhập 8 số trở lên nhưng lúc nào cũng thiếu người làm
-
6 nghề lương cao không cần bằng cấp: Vị trí thứ 3 thừa sức mua nhà, sắm xe luôn khát nhân lực
-
Phụ nữ nghề nào dễ ngoại tình nhất, vị trí thứ 3 có 90% đều dính phải, các anh lưu ý nhé
-
6 ngành nghề điểm đầu vào cao chót vót nhưng rất khó xin việc trong 5 năm tới
-
5 nghề cha mẹ đừng để cho con cái làm mất hết phúc lộc, nửa đời sau ôm hận