Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: "Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH". Bảo hiểm xã hội hiện đang được thực hiện với 2 hình thức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo đó, BHXH bắt buộc được áp dụng với người lao động có quan hệ lao động (làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên). Người lao động tham gia BHXH bắt buộc về cơ bản sẽ được hưởng 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Trách nhiệm đóng góp BHXH bắt buộc thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động.
Trong khi đó, BHXH tự nguyện được áp dụng đối với những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể: hưởng lương hưu hàng tháng; nhận trợ cấp một lần; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất một lần; quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT. Do không có quan hệ hợp đồng lao động nên trách nhiệm đóng góp BHXH thuộc về người lao động.
Chính sách BHXH tự nguyện tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được chính sách hưu trí, nhận lương hưu khi về già. Đối với những người tham gia BHXH bắt buộc, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng góp BHXH thì có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện và lựa chọn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng ngay lương hưu.
Giả sử trường hợp một người dân 45 tuổi, chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội (tức là không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) thì có thể tham gia BHXH tự nguyện để được nhận lương hưu hàng tháng về sau. Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.
Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức thu nhập làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).
Căn cứ Nghị Định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia BHXH tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn:
- Đóng hàng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu.
Năm 2022, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng do đó mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất và mức hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Để được tư vấn và hướng dẫn tham gia BHXH tự nguyện, người dân có thể liên hệ với Đại lý thu BHXH, BHYT xã, phường nơi cư trú hoặc Bưu điện gần nhất.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 trường hợp cha mẹ sang tên Sổ đỏ cho con dễ xảy ra tranh chấp
-
Nhận hưu trí từ tháng 1/2022 có được tăng 7,4% lương hưu hàng tháng?
-
Đây là top những công việc trả lương cao nhất cho người mới vào nghề
-
Rút tiền tại ATM bị nuốt thẻ: Làm ngay 3 bước này để lấy lại thẻ nhanh chóng nhất
-
4 cách đơn giản kiểm tra nhà đất có đang bị thế chấp ngân hàng không