5 bí quyết khử mùi hôi của thịt vịt

( PHUNUTODAY ) - Để khử mùi hôi của thịt vịt, ngoài việc rửa thật kỹ với muối hay gừng, bạn cần phải chú ý đến một số công đoạn khác trong lúc sơ chế.

Khử mùi hôi của thịt vịt trước khi sơ chế

Thông thường, vịt ăn thóc, gạo, đậu hay các loại thức ăn từ thực vật như hèm rượu, bã bia, thân chuối... sẽ có thịt thơm ngon, ít bị hôi. Trong khi đó, vịt được nuôi bằng thức ăn thực vẫn lẫn động vật hay thức ăn công nghiệp như cá tạp, bột cá, bột xương, giun quế... thì thịt sẽ có mùi tanh hơn, đặc biệt là khi vịt ở trong giai đoạn thay lông.

Theo những người có kinh nghiệm, để loại bỏ mùi hôi của vịt từ bên trong, trước khi làm, người ta sẽ đổ một ít rượu trắng vào miệng vịt.

Nhổ lông vịt

Quá tình nhổ lông vịt đúng cách sẽ giúp loại bỏ hết phần lông măng cũng như khử mùi hôi của thịt vịt.

Thay vì chỉ sử dụng nước sôi thông thường, bạn có thê rcho thêm một nắm lá khế hoặc một nắm rau muống vào nấu chung với nước. Nhúng vịt đã cắt tiết vào nồi nước nóng cho nước ngập toàn bộ con vịt.

Khi nhổ lồng vịt, dùng tay miết xuống sát da con vịt để nhổ được toàn bộ lông tơ. Nếu thấy các lỗ chân lông có chất lỏng màu đen thì cũng phải bóp ra hết.

Lưu ý, không nhúng vịt vào nồi nước sôi già vì nước quá nóng có thể làm phần da của con vịt bị chín và dễ bị rách khi nhổ lông. Bạn nên chờ cho nước nguội bớt rồi mới nhúng vịt vào trong nồi nước.

Để khử mùi hôi của thịt vịt, khâu sơ chế có vai trò vô cùng quan trọng.

Cắt bỏ phao câu

Đối với các loại gia cầm, phao câu chính là bộ phận chứa nhiều chất bẩn và gây ra mùi hôi. Phao câu tập trung rất nhiều tuyến dịch bạch huyết, là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cũng như các chất không có lợi cho sức khỏe. Khi sơ chế gia cầm, bạn nên cắt bỏ phần phao câu.

Rửa thịt vịt với những nguyên liệu khử mùi hôi

Có rất nhiều loại gia vị có tác dụng làm sạch và khử mùi hôi của thịt vịt.

Cách đơn giản nhất thường được áp dụng là sử dụng muối. Dùng muối chà xát khắp bên trong và bên ngoài con vịt rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm chanh hoặc giấm để tăng hiệu quả làm sạch, khử mùi.

Rửa dụng gừng đập dập, băm nhỏ, trộn với rượu trắng để chà xát vào con vịt cũng giúp loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi của thịt vịt.

Luộc vịt cùng với các loại gia vị tạo mùi thơm

Khi luộc vịt, bạn cần cho thêm một số loại gia vị giúp món ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Thông thường, với món vịt luộc, người ta hay sử dụng gừng dập dập, hành khô, sả dập dập... Khi luộc, có thể cho thêm một chút muối để thịt vịt được đậm đà.

Để khử mùi hôi của thịt vịt, khi luộc bạn nên cho thêm một số nguyên liệu như gừng, hành, sả...

Nước đổ vào nồi phải đủ để ngập con vịt, giúp thịt vịt chín đều, không bị thâm đen.

Với món vịt, bạn có thể cho vào nồi khi nước sôi để thịt vịt được thơm ngọt hơn.

Tùy theo kích thước của con vịt mà thời gian luộc sẽ khác nhau. Để biết thịt vịt chín hay chưa, bạn có thể dùng đũa hoặc que tre nhỏ xiên qua con vịt. Nếu nước đỏ chảy ra là vịt chưa chín, cần luộc thêm. Nếu không có nước đỏ chảy ra là thịt vịt đã chín. Khi thịt vịt chín, đừng vội vớt ra ngay, hãy tắt bệp, đậy vung nồi và om thêm và phút cho thịt vịt chín mềm, ngậm nước.

Tác giả: Thanh Huyền