5 dấu hiệu nhận biết một người nghèo, nếu không sớm thay đổi thì về hậu vận sẽ vừa già vừa nghèo

( PHUNUTODAY ) - Sự giàu có không tỉ lệ thuận với tuổi tác. Đó là lý do mà từ khi còn trẻ nếu bạn không cố gắng thì về sau bạn chỉ vừa già vừa nghèo.

Vì sao có nhiều người thành công đến với họ dễ dàng như vậy còn bạn thì không? Có phải vì họ may mắn hơn bạn? Thực tế cho thấy những người nghèo thường có trong mình 5 đặc điểm tai họa này.

Lười

Sự lười biếng chính là thứ kìm hãm sự phát triển của mỗi người. Lười trong tư duy, lười vận động, lười tham vọng, lười lao động,… tất cả những cái lười ấy lâu dài biến nhiệt huyết của bạn bị chôn vùi và bạn trở thành gánh nặng của người khác.

Nếu bạn làm một công việc có thu nhập thấp, không đủ sống nhưng không nghĩ cách để gia tăng thu nhập thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi, lười phấn đấu, lười thay đổi.

Nếu muốn giàu có trước tiên bạn phải luôn tìm cách tăng thêm ngân sách. Dùng thời gian rảnh, tiền bạc để đầu tư sinh lời.

Sĩ diện hão

Càng có ít tiền thì chiều tiêu càng phải tính toán cho kỹ lưỡng. Nếu bạn mua sắm như người giàu có thì đó là sai lầm lớn. Nhiều người khi được bạn bè rủ ăn hàng là sẵn sàng đồng ý. Thậm chí có thể dốc hết tiền trong ví để “bao” bạn bè.

Hoặc khi tài chính không dư dả, bạn vẫn mua những món công nghệ đắt tiền chỉ để “bằng bạn bằng bè”.

Hai chữ “thể diện” sẽ biến bạn thành một người sĩ diện hão và luôn gặp khó khăn về tài chính. Muốn giàu có, bạn nên sẵn sàng nói lời từ chối. Hãy từ chối các cuộc vui không cần thiết, từ chối các lời chào mời. Thay vào đó là tập trung vào kế hoạch chi tiêu của mình.

Ý chí vật vờ

Những người chỉ nhìn thấy điểm yếu kém của bản thân thường không có nhiệt huyết, không có niềm tin, không có nghị lực nhìn xa. Họ sống càng ngày càng tụt dốc, chán nản, chỉ muốn buông xuôi.

Người càng nghèo, tâm lý càng kém tự tin. Lòng dạ của họ chỉ nhìn vào cái kém của mình mà không có nghị lực nhìn xa. Họ càng tụt dốc thì càng chán ghét, bực bội.

Trên đời này không có ai sinh ra đã thành công. Muốn có kinh nghiệm thì phải làm việc và tích lũy. Muốn vươn lên vị trí cao thì phải nỗ lực. Một người ý chí vật vờ thì không bao giờ giàu lên được.

Ham rẻ

Phần lớn chúng ta đều ham rẻ. Càng nghèo thì lại càng ham rẻ. Nhưng đôi khi chính điều này lại khiến bạn mất nhiều. Người ham rẻ chỉ nhìn ngắn hạn, tham cái lợi trước mắt mà quên giá trị lâu dài.

Ưa “khẩu nghiệp”

Than thở, trách móc, đố kỵ rằng mình mãi nghèo không giúp bạn giàu có hơn. Thay vì than thở bạn hãy nhìn lại bản thân mình để xem mình còn yếu điểm nào và sửa chữa. Hãy làm những việc có ích cho bản thân, trau dồi vốn sống.

Những người không ngừng khẩu nghiệp sẽ dần đánh mất niềm tin, sự quý mến của mọi người, mất đi cơ hội được hỗ trợ để bước ra khỏi khó khăn.

Tác giả: Trần Thu Thủy