Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018 có 5 nhóm đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT bao gồm:
Nhóm thứ nhất: Các đối tượng là người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người được hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thân nhân của người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Nhóm thứ hai được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Các đối tượng này bao gồm những người hoạt động cách mạng trước năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; trẻ em dưới sáu tuổi.
Nhóm thứ ba là những người khám chữa bệnh tại tuyến xã.
Nhóm thứ tư là các trường hợp khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến có chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).
Nhóm thứ năm là những người tham gia BHYT năm năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 10.800.000 đồng).
BHYT là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.
Tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm đau, bệnh tật.
Người dân muốn tham gia BHYT hộ gia đình có thể lập Tờ khai tham gia BHYT hộ gia đình theo mẫu quy định, đăng ký tại: trụ sở cơ quan BHXH tỉnh, huyện; các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT.
Nhóm đối tượng hưởng 100% BHYT khi đi KCB trái tuyến
Căn cứ theo điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014. Có một số trường hợp người bệnh được hưởng 100% quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến, bao gồm:
1) Trường hợp cấp cứu.
2) Người bệnh tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh vượt tuyến.
3) Người bệnh xuất trình đầy đủ thủ tục thì được hưởng 100% chi phí KCB theo mức hưởng đối với bệnh viện tuyến huyện, 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đối với bệnh viện tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến trung ương. Trừ trường hợp cấp cứu.
Như vậy trong một số trường hợp người bệnh dù đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến thì cũng vẫn được hưởng BHYT ở mức 100%. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý đến các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả.
Tác giả: Mộc
-
2 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức năm 2024
-
Năm 2024, có 6 việc công chức không được phép làm: Nếu không sẽ bị phạt
-
Vợ chồng, người thân đi xe máy của nhau không có 3 thứ này sẽ bị CSGT phạt nặng lên tới 8 triệu đồng
-
4 trường hợp bị cắt, tạm dừng nhận lương hưu trong năm 2024: Đặc biệt trường hợp thứ 1 sẽ không được nhận lại
-
Tỷ phú Jack Ma nói: Ngành tiềm năng ở nông thôn, thu nhập đến 50 triệu/tháng