1. Quản lý thời gian
Thời gian là một trong những thứ công bằng nhất, vì dù bạn giàu hay nghèo thì quỹ thời gian dành cho bạn mỗi ngày sẽ không thay đổi. Do đó, người nào làm chủ được thời gian của mình sẽ là người thành công.
Cha mẹ hãy bắt đầu từ việc giúp con quản lý thời gian của mình. Thay vì mỗi sáng bạn phải đánh thức con, thì hãy mua đồng hồ báo thức để con tự dậy và chuẩn bị những việc cần thiết như vệ sinh cơ thể, ăn sáng, đến trường. Đôi khi, bố mẹ hãy để con tự quyết định, mắc sai lầm và tự trả giá cho những sai lầm ấy.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hãy giúp con phân chia thời khóa biểu hợp lý giữa thời gian học tập, vui chơi, cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Điều này sẽ giúp con phát triển toàn diện, tránh thiên lệch vào một lĩnh vực nhất định.
2. Đưa ra quyết định
Học trường gì? Học ngành nào? Ra trường làm nghề gì? Chọn bạn đời ra sao? Đó chỉ là một số quyết định lớn trong đời mỗi người.
Nhưng để có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn, thì từ nhỏ cha mẹ cần phải dạy con trẻ cách tự quyết định mọi chuyện của bản thân.
Cha mẹ có thể bắt đầu từ việc cho con lựa chọn hôm nay sẽ mặc đồ gì, ăn thức ăn gì hay tham gia trò chơi gì.
Khi được trao quyền quyết định, trẻ sẽ trải qua quá trình so sánh, phân tích các dữ liệu được đưa ra, thấy được mặt ưu, khuyết của từng lựa chọn. Từ đó, trẻ sẽ biết điều gì mới thực sự phù hợp với mình. Quá trình này cũng sẽ giúp trẻ phát triển tư duy logic, rất có lợi cho việc học tập về sau.
3. Quản lý tài chính
Có rất nhiều bậc phụ huynh không để ý, nhưng đây lại một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần được dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ.
Tại sao cùng một công việc, cùng mức thu nhập lại có người giàu, kẻ nghèo? Tại sao có những người lương rất cao nhưng đến giữa tháng lại phải đi vay?
Tất cả đều là do thói quen chi tiêu và khả năng quản lý tài chính của mỗi người. Nếu chỉ biết tiêu pha không tính toán, không đầu tư thì dù có 100 đồng cũng sẽ mau chóng trở về 0 đồng.
Để dạy con quản lý tài chính, mỗi tuần cha mẹ có thể cho con một khoản tiền tiêu vặt nhất định. Sau đó , yêu cầu con chỉ được tiêu một phần và phải tiết kiệm một phần.
Lâu dần, con sẽ hình thành tư duy tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn và thay vì chi tiêu cho những mong muốn trước mắt.
Khi con lớn hơn một chút, cha mẹ có thể mở cho con tài khoản, hàng tháng sẽ chuyển vào đó một số tiền. Rồi dạy cho con cách tiết kiệm, đầu tư và để con tự rút ra các bài học cho mình.
4. Bảo vệ môi trường
Việc dạy cho trẻ biết yêu thiên nhiên, hiểu rõ giá trị của thiên nhiên và sự phát triển bền vững là vô cùng quan trọng.
Bởi nó ảnh hưởng đến tương lai của thế giới mà trẻ sẽ lớn lên. Đừng để đến khi con lớn mới dạy con quan tâm đến môi trường.
Ngay từ khi còn còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con về lối sống ngay trong gia đình để con noi theo như không vứt rác bừa bãi, không lãng phí thực phẩm, biết phân loại rác, trồng nhiều cây xanh…
Vào các dịp cuối tuần, cha mẹ cũng có thể cùng con tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như làm vườn, thu dọn và phân loại rác,…
5. Phục hồi
Cũng như các vết thương trên cơ thể cần thời gian là sẽ lành lại, con bạn cũng cần có khả năng phục hồi sau khi vấp ngã và chịu các tổn thương về mặt tinh thần.
Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp con trẻ trở nên mạnh mẽ hơn, không chịu đầu hàng thử thách và có thể giải quyết được tất cả những vấn đề mà con gặp phải trong cuộc sống sau này.
Tác giả: Dương Ngọc
-
4 việc cha mẹ cần làm khi lỡ làm tổn thương con
-
5 nguyên tắc cơ bản khi nuôi dạy con trẻ mà cha mẹ nào cũng nên
-
“Đàn ông sợ 30, phụ nữ sợ 18”, điều này có ý nghĩa gì?
-
Có 1 cách sống của người thông minh đó là "Không cầu mà được" . Bạn xem mình có không?
-
Phụ nữ thông minh chớ dại gả cho đàn ông “nghèo” 3 thứ này